Thứ sáu, 29/03/2024 03:28 (GMT+7)
Thứ tư, 27/07/2022 08:47 (GMT+7)

Bước qua nỗi đau bạo hành để trở thành “bà đỡ” cho phụ nữ sang chấn

Theo dõi KTMT trên

Nhắc tới chị Trần Lệ Thu (xã Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ai cũng phản thán phục bởi sự nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giúp đỡ các chị em phụ nữ bị sang chấn và nạn nhân của bạo lực gia đình.

"Vượt cạn" bạo lực gia đình đầy khó khăn...

Với dáng vẻ gầy guộc nhưng với một trái tim nhân hậu và lòng bao dung, chị Trần Lệ Thu là thành viên của tổ phản ứng nhanh phòng chống bạo lực gia đình của xã Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, bồi hồi nhớ lại những năm tháng khó khăn, vất vả và cũng là người từng trải qua bạo lực gia đình nên cũng thấu hiểu, đồng cảm với các chị em phụ nữ về việc bị bạo hành thân thể và tinh thần.

Bước qua nỗi đau bạo hành để trở thành “bà đỡ” cho phụ nữ sang chấn - Ảnh 1
Nhiều người phụ nữ được những "bà đỡ" hỗ trợ về tâm lý và kỹ năng để thoát khỏi bạo lực từ người chồng.

Những ngày đầu mới bước vào cuộc sống hôn nhân, hai vợ chồng chị Thu đi làm kiếm tiền, nuôi con, cùng nhau xây dựng hạnh phúc vì tương lai sau này. Nhưng rồi, cuộc sống gia đình chị Thu với bộn bề lo toan, cơm áo, gạo tiền, rồi khó khăn chồng chất khó khăn. Điều đó càng khiến cho hai vợ trở nên cãi nhau, mâu thuẫn nhỏ rồi to dần và đến lúc không thể giải quyết được, để rồi người chồng gây ra bạo lực đối với chị suốt nhiều năm.

Chị Thu chia sẻ: "20 năm qua, sống trong những ngày tháng bị bạo hành, tôi thấy rất buồn và thất vọng về người chồng, về cuộc sống gia đình. Ngày thì tôi bị đánh đập, lúc thì bị dọa giết, rồi cứ khi nào chồng đi uống rượu về thì tôi bị bị mắng chửi, hành hạ. Cuộc sống cứ tiếp diễn và tôi cứ cho thời gian trôi trong câm lặng, không biết nương tựa vào ai, không dám chia sẻ với ai, vì có nói ra thì cũng không giải quyết được gì."

Nhưng sau nhiều lần bạo lực, chị cảm thấy uất ức và không thể tiếp tục sống trong gia đình khổ đau như vậy. Chị nghĩ “cuộc đời mình do cha mẹ mình sinh ra không phải để cho người khác biến mình thành cục đá, tảng đất, thích làm gì thì làm, người chồng mà mình ngày đêm chăm lo, yêu thương mà luôn gây cho mình sự bất an, phòng vệ; lúc nào cũng phải nơm nớp lo làm gì để không bị đánh – thì khác gì sống chung với kẻ thù”…

Rồi chị cũng thấy rằng “mình là phụ nữ, mình cũng có quyền được sống vui vẻ, vậy mà bao năm nay cuộc đời này có vui ngày nào trọn vẹn không”, “cuộc sống như thế này thì có đáng sống không? Những trăn trở, suy tư ấy đã khiến chị ra quyết định mạnh mẽ để rời bỏ ngôi nhà nhiều tổn thương để về quê nhà với bố mẹ…

Có lẽ chính những hành động dứt khoát đó đã khiến anh chồng phải suy nghĩ lại về việc hành động bạo lực của mình đã khiến anh mất đi người vợ yêu thương, chăm lo ngày nào. Anh đã xin lỗi chị, cảm nhận được anh đã nhận thức được hành động của mình nên chị đã cho anh một cơ hội.

Nhưng trong quá trình sống tiếp theo, bên cạnh việc vẫn chăm lo cho gia đình, tôn trọng anh, chị cũng cho anh thấy muốn gia đình hạnh phúc thì đó là sự chung tay của cả hai chứ ko phải chỉ một người, gia đình cần có sự tôn trọng và sẻ chia của cả hai.

...trở thành "bà đỡ" cho những phụ nữ bị sang chấn

Chị Thu kể tiếp, bước ngoặt của cuộc đời tôi thay đổi kể từ khi tôi tham gia hoạt động của Hội phụ nữ, được cán bộ hội giúp đỡ tôi thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực và cố gắng vượt qua những bạo hành, không để những sự việc trước đây xảy ra. Năm 2012, tôi vinh dự được tham gia giữ chức vụ Chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn và từ đây, tôi chứng kiến nhiều vụ việc đẫm nước mắt. Khi ấy cơ quan chức năng như công an chưa vào cuộc quyết liệt mà chủ yếu là người nhà hòa giải là chính.

Bước qua nỗi đau bạo hành để trở thành “bà đỡ” cho phụ nữ sang chấn - Ảnh 2
Chị Trần Lệ Thu (Văn Chấn, Yên Bái) là thành viên tổ phản ứng nhanh phòng chống bạo lực gia đình.

Rồi khi tôi trở thành trưởng thôn, tôi đã giải quyết rất nhiều cặp đôi có mâu thuẫn và hiện giờ, các cặp đôi ấy rất quý trọng tôi. Năm 2019, khi được tập huấn một cách hệ thống từ dự án Hagar tôi đã có nhiều thay đổi về kiến thức tiếp cận vụ việc bạo lực gia đình và đã hỗ trợ giải quyết bạo lực được trên 10 gia đình có mâu thuẫn.

Qua những năm tháng rút kinh nghiệm từ bản thân và học được nhiều điều từ tham gia hoạt động trong hội phụ nữ, tôi đã giúp các chị em phụ nữ có kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân, nhận diện được những tình huống nào rủi ro trước bạo lực của người chồng như: thấy chồng đi uống rượu về, ghen tuông, tức giận việc gì đó… hay những câu nói, thái độ ở người phụ nữ có thể kích hoạt, gia tăng sự giận dữ để từ đó họ có cách hạn chế hoặc làm dịu tình huống để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Tôi cũng chỉ cho các chị em những kiến thức cơ bản về bạo lực gia đình, quyền của người phụ nữ là được an toàn, được bảo vệ bởi pháp luật khi bị bạo lực và có quyền báo cáo chính quyền để được giúp đỡ…

Chị Thu kể lại, ông xã tôi trước đây hay có bạo lực, nhưng khi tôi nhận nhiệm vụ về phòng chống bạo lực gia đình thì anh ấy có nhiều thay đổi tích cực cả suy nghĩ lẫn hành động đối với tôi. Không còn mắng, đánh chị mà còn là người đồng hành đắc lực để hỗ trợ tôi trong công việc bảo vệ phụ nữ.

Có một số cặp đôi đến gia đình tôi để hòa giải thì chồng tôi đã có sự can thiệp, động viên rằng, "Ngày xưa anh cũng thế, bây giờ anh thay đổi rồi. Rượu anh không uống, vợ anh không đánh, giờ già rồi mình mới biết phải yêu thương vợ con, bạo lực chỉ khiến cho gia đình bất hòa, rồi vợ con nó bị làm sao ra đấy, tương lai mình thế nào, gia đình này còn không; bạo lực làm cho con cái nó ngu đần ra, thế chẳng phải là mình hại chính nhà mình à".

Bước qua nỗi đau bạo hành để trở thành “bà đỡ” cho phụ nữ sang chấn - Ảnh 3
Cộng đồng luôn chung tay trở thành những "bà đỡ" cho những người phụ nữ bị sang chấn và là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Những ông chồng ấy nghe những lời của chồng tôi cũng nhận ra được phần nào đó những hậu quả để rồi thuyên giảm hành vi bạo lực với vợ con. Việc cãi nhau là không thể tránh khỏi, nhưng việc đánh đập, bạo hành vợ con thì không còn diễn ra.

Chia sẻ về sự việc khó quên đã từng giải quyết, chị Thu kể lại: "Có gia đình này rất khó khăn, anh chồng đi uống rượu về đã chém vào tai vợ. Khi tôi vừa bê bát cơm lên miệng thì nghe thấy thông tin đã liền đặt xuống để chạy luôn qua gia đình này cùng với một số đồng chí công an để giải quyết sự việc.

Khi sự việc đã lắng xuống, tôi đã gặp người vợ và gặng hỏi nguyên nhân vì sao lại xảy ra sự việc đau lòng đó, rồi khuyên giải, răn đe người chồng, có phương án đưa người vợ trở về nơi tạm lánh và giúp người vợ có được cách phòng vệ tốt nhất khi gặp phải trường hợp tương tự.

Những gì đã trải qua với bản thân chị trong quá khứ dường như đã thôi thúc, trở thành động lực để chị Thu và những cán bộ phụ nữ khác trở thành những “bà đỡ” cho những chị em phụ nữ bị bạo hành, mang đến cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc cho mọi gia đình.

Đức Hà

Bạn đang đọc bài viết Bước qua nỗi đau bạo hành để trở thành “bà đỡ” cho phụ nữ sang chấn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Festival phở 2024 tổ chức tại Nam Định
Từ ngày 15-17/3 diễn ra Festival phở năm 2024 được tổ chức tại Nam Định - địa phương nổi tiếng với món ăn truyền thống lâu đời của người Việt, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Hà Nam: “Trắng đêm” giữ bình yên cho người dân đón Tết
Để ngăn chặn hành vi sử dụng chất liệu nổ, pháo hoa, pháo nổ trái phép trong đêm giao thừa cán bộ chiến sỹ công an xã Nhật Tân đã tổ chức tuyên truyền, tuần tra, lập chốt tại các điểm nóng, khu vực nhạy cảm, sử dụng flycam giám sát từ trên cao.

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.