Chủ nhật, 24/11/2024 07:18 (GMT+7)
Thứ sáu, 21/04/2023 10:10 (GMT+7)

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương”

Theo dõi KTMT trên

"Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương" là hành trình mà cảnh sắc Việt đã bước vào văn chương để rồi tiếp tục trở lại trước mắt ta với những bức tranh, cho người đọc cách nhìn và cảm nhận khác hơn, giàu có hơn về những miền đất trên quê hương.

Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4, sáng 19/4, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 với chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn”.

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 1
Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 2

Nằm trong chuỗi các hoạt động hoạt động hấp dẫn tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức sự kiện giao lưu ra mắt sách “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương”. Sự kiện ra mắt sách còn có sự giao lưu của các bạn học sinh Trường Marie Curie Hà Nội.

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 3
Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 4

"Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương" là artbook tập hợp các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông viết về cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam kết hợp với những bức tranh được các họa sĩ hiện đại sáng tác. Tại sự kiện các độc giả sẽ được giao lưu với nhóm tác giả và các khách mời: Nhà văn Nguyễn Trương Quý, Tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Thị Ngọc Minh, họa sĩ Trương Văn Ngọc.

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 5

"Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương" bao gồm 35 trích đoạn thơ, truyện ngắn của các tác giả Việt Nam từ trung đại đến hiện đại.

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 6

35 tác phẩm dẫn độc giả đi đến các miền đất trên khắp dải đất hình chữ S. Nhờ có văn chương, người đọc có thể thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, hay trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến nhờ những câu thơ của Quang Dũng, có khi lại ghi nhớ dáng hình của sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân...

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 7

Những vùng đất qua ngòi bút văn chương mang cách nhìn, tình cảm, sự tưởng tượng và sáng tạo của mỗi tác giả. Vì thế, các tác phẩm văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung luôn đưa người đọc đi xa hơn những gì mình thấy hàng ngày. Hội họa tiếp bước những áng văn để tiếp tục hành trình đó, cho người đọc cách nhìn và cảm nhận khác hơn, giàu có hơn về những miền đất trên quê hương mình.

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 8

"Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương" là hành trình mà cảnh sắc Việt đã bước vào văn chương để rồi tiếp tục trở lại trước mắt ta với những bức tranh.

Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 9
Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương” - Ảnh 10

"Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương" trải rộng tấm bản đồ cảnh sắc quê hương phong phú và rực rỡ, cho mỗi con người thêm yêu, thêm tự hào. 

Thành Long

Bạn đang đọc bài viết Bức tranh Việt Nam bình dị qua “Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới