Thứ tư, 09/10/2024 10:26 (GMT+7)
Thứ tư, 10/05/2023 10:50 (GMT+7)

Bộ TN&MT thanh tra hàng loạt địa phương, doanh nghiệp về chấp hành bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Trong năm 2023, Thanh tra Bộ TN&MT sẽ làm rõ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại một số cơ sở có lưu lượng khí thải, bụi lớn và cơ sở y tế tại TP HCM, Hải Dương, Hà Nam và Bình Dương.

Theo kế hoạch mới đây của Bộ TN&MT, từ nay tới cuối năm 2023, Thanh tra Bộ TN&MT sẽ tiến hành thanh tra việc thực hiện đề tài, đề án, dự án có nguồn kinh phí đầu tư lớn và việc thực hiện đề tài, đề án, dự án chưa được quyết toán hoàn thành (tính đến năm 2021); thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại một số đơn vị.

Đáng chú ý, Thanh tra Bộ TN&MT sẽ làm rõ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại một số cơ sở có lưu lượng khí thải, bụi lớn và cơ sở y tế tại TP.HCM, Hải Dương, Hà Nam và Bình Dương.

Cụ thể, tại tỉnh Hải Dương, thanh tra Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch (huyện Kinh Môn); Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương (huyện Kinh Môn), Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại (TP.Chí Linh), Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (huyện Kinh Môn).

Tại tỉnh Hà Nam, thanh tra đối với Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành (huyện Thanh Liêm), Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn (huyện Kim Bảng), Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Long (huyện Thanh Liêm), Công ty Cổ phần Xi măng Thành Thắng Group (huyện Thanh Liêm), Công ty Cổ phần Vissai Hà Nam (huyện Thanh Liêm).

Bộ TN&MT thanh tra hàng loạt địa phương, doanh nghiệp về chấp hành bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Trong quý II-III/2023, Bộ TN&MT sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với một số địa phương.

Tại TP.HCM, thanh tra Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Từ Dũ, Viện Y tế công cộng TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đối với Bình Dương.

Theo kế hoạch, trong quý II-III/2023, Bộ TN&MT sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với UBND tỉnh Hậu Giang, một số huyện và dự án tại địa phương này.

Một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; một số dự án có chuyển đổi mục đích đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ do HĐND cấp tỉnh thông qua tại Hải Phòng, Hà Nội cũng thuộc danh sách thanh tra.

Bên cạnh đó, thanh tra việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá và việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; chấp hành giấy phép hoạt động khoáng sản và công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ của một số tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Quang, Đắk Nông, Tây Ninh, Phú Yên.

Bộ TN&MT cho biết, trong 3 năm qua, đã có 1.383 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành về đất đai đối với hơn 3.500 tổ chức, cá nhân được ngành tài nguyên và môi trường triển khai trên cả nước. Qua đó, phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, trong đó các vi phạm chủ yếu tập trung vào vấn đề sử dụng đất không đúng mục đích; không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm, lấn chiếm đất đai…

Riêng với lĩnh vực đất đai, trong năm 2022 Bộ TN&MT đã thực hiện 686 cuộc thanh tra, kiểm tra với 1.510 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 16% số đối tượng được thanh tra có hành vi vi phạm (giảm 19% so với năm 2021).

Theo Bộ TN&MT, các vi phạm chủ yếu tập trung vào vấn đề sử dụng đất không đúng mục đích (chiếm 27%); không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm (chiếm 23%); lấn chiếm đất đai (chiếm 26%); chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất (chiếm 8%);chưa thực hiện thủ tục hành chính về đất đai (chiếm 9%); các hành vi khác (chiếm 7%).

Trước đó, sáng ngày 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 23 - phiên họp cuối cùng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội. Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết để Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân về dự án Luật rất quan trọng này.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục (mục 1 Chương VII; mục 1, 2 chương XVI), bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Theo báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các ý kiến góp ý tập trung vào các nhóm vấn đề: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Tài chính đất đai, giá đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chế độ sử dụng đất; Thu hồi đất, trưng dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Bộ TN&MT thanh tra hàng loạt địa phương, doanh nghiệp về chấp hành bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hà Nội lại vào mùa ô nhiễm không khí
Chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội và một số địa phương những ngày qua ở mức xấu, có hại cho sức khỏe người dân và cần hạn chế các hoạt động ngoài trời.

Tin mới

Hòa Phát nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng
Sau 9 tháng của năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng. Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát...