Thứ ba, 17/09/2024 01:55 (GMT+7)
Thứ tư, 14/08/2024 11:50 (GMT+7)

Bộ LĐ-TB&XH nói gì về đề xuất tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75%?

Theo dõi KTMT trên

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, thực tế đa số các doanh nghiệp đóng BHTN cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trong khi mức lương tối thiểu vùng hiện nay còn thấp.

Tại Luật Việc làm hiện hành, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Liên quan đến quy định này, góp ý cho dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi người lao động thất nghiệp. 

Bộ LĐ-TB&XH nói gì về đề xuất tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75%? - Ảnh 1
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, thực tế đa số các doanh nghiệp đóng BHTN cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trong khi mức lương tối thiểu vùng hiện nay còn thấp.

“Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trong khi mức lương tối thiểu vùng hiện nay còn thấp. Vì vậy, mức trợ cấp thất nghiệp cần tăng ít nhất lên 75% là phù hợp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu thực tế.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề xuất đối với những người đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đến khi nghỉ hưu mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì được hưởng 50% số tiền đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ tháng 145 trở đi, cứ tham gia thêm đủ 12 tháng thì được hỗ trợ thêm 0,1 tháng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. 

Phản hồi về nội dung nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, mức hưởng 60% mức bình quân tiền lương là mức thu nhập tối thiểu để giảm bớt khó khăn cho người lao động khi bị mất việc làm, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, giữ nguyên mức trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, mang tính chia sẻ rủi ro nên đề nghị giữ nguyên quy định người lao động đến khi nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bộ này cũng đề xuất giữ nguyên quy định hiện nay, người lao động chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đóng trên 144 tháng không được bảo lưu.

Theo thống kê, giai đoạn 2015-2023, bình quân mỗi năm có 826.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trả khoảng 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Riêng năm 2020, có trên 1,087 triệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp (chiếm khoảng 6-8% số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp).

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Bộ LĐ-TB&XH nói gì về đề xuất tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75%?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhân lên tình người vượt mưa lũ
Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào.
"Hết mưa là nắng hửng lên thôi"
“Hết mưa là nắng hửng lên thôi!” - Dẫu còn khó khăn nhưng chúng ta sẽ vượt qua mạnh mẽ để phát triển bền vững. Là người Việt Nam, với lịch sử dân tộc hàng ngàn năm, chúng ta sẵn có niềm tin tự cường ấy!
Tình dân tộc - Nghĩa đồng bào
Bão Yagi đi qua, để lại những hậu quả tang thương ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhưng, ngay lúc khó khăn nhất, chúng ta thấy sáng lên tinh thần đoàn kết, sẻ chia, đó là tình dân tộc - nghĩa đồng bào.
Từ chuyện mất sóng di động trong bão Yagi: Nỗi lo và trách nhiệm
Bản thân mỗi nhà mạng phải nâng cao trách nhiệm giải quyết các bất cập, vướng mắc hàng ngày, vì đó là uy tín. Cao hơn thế, nhìn vào bản chất của một thương hiệu lớn, đó là xử lý được cả các sự cố khách quan, chứ không chỉ đổ lỗi vì yếu tố khách quan.
Nước non Việt Nam ta vững bền
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Tin mới