Thứ năm, 28/03/2024 17:44 (GMT+7)
Thứ ba, 21/02/2023 10:50 (GMT+7)

Bỏ khung giá đất tạo bước đột phá trong sử dựng và quản lý đất đai

Theo dõi KTMT trên

Điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường.

Luật Đất đai là một dự án luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai; có tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đến toàn bộ người dân. Do vậy, việc tổ chức lấy kiến nhân dân đối với dự thảo luật là vô cùng cần thiết. Công việc này đang đang đi vào giai đoạn nước rút.

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. 

Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai.

Pháp luật hiện hành quy định, khung giá đất là giá do Nhà nước quy định, ban hành định kỳ 5 năm một lần. Đây là cơ sở để UBND các tỉnh, thành phố căn cứ xây dựng và công bố, áp dụng bảng giá đất ở từng địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế thị trường đất đai đang tồn tại cơ chế 2 giá đất. Một giá đất theo khung Nhà nước ban hành, là cơ sở để tính tiền đóng thuế hoặc tính giá đất đền bù giải phóng mặt bằng. Giá đất thứ hai được gọi là giá trên thị trường, thường cao hơn gấp nhiều lần so với khung giá do Nhà nước quy định.

Bỏ khung giá đất tạo bước đột phá trong sử dựng và quản lý đất đai - Ảnh 1
Việc bỏ khung giá đất là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, cần thiết để sử dụng bảng giá đất sát với thị trường hơn.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc bỏ khung giá đất là cần thiết để sử dụng bảng giá đất sát với thị trường hơn. Bảng giá đất được định giá hàng năm hoặc trong điều kiện biến động trên 30% thì xác định lại bảng giá đất.

"Khi tạo ra giá đất đảm bảo xác định công khai, minh bạch và phù hợp với giá thị trường thì người dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Điều đó góp phần xác định được cùng nhau chia sẻ địa tô, chênh lệch. Người dân khi có đất bị thu hồi thì giá đất tại thời điểm thu hồi đó sẽ được đền bù thỏa đáng, phù hợp với giá đất. Về góc độ nhà nước cũng được lợi vì khi thu của người sử dụng đất cũng sẽ thu được đúng giá trị cần phải thu”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể chế các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, các Nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt đã thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển.

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được tổ chức từ 3/1 đến hết ngày 15/3/2023. Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại các hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM, nhiều ý kiến góp ý về các quy định ở Chương 6 về thu hồi đất, trưng dụng đất và Chương 7 quy định về chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Các ý kiến cho rằng dự thảo nên quy định cụ thể trường hợp nào Nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất.

"Đất để làm công trình an ninh, quốc phòng, giao thông công cộng thì Nhà nước phải đứng ra thu hồi đất và người dân cũng dễ chấp nhận, thậm chí dân còn hiến đất. Còn bây giờ Nhà nước cứ đứng ra thu hồi đất, các dự án sau đó lại giao lại cho doanh nghiệp để làm công trình mang tính thương mại thì chắc chắn người dân sẽ bức xúc và không giờ chúng ta kết thúc được việc người dân khiếu nại, tố cáo và đòi bồi thường", TS Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam nêu ý kiến.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều đang được tổ chức lấy ý kiến nhân theo nhiều hình thức đa dạng, thực chất theo yêu cầu Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 170 của Chính phủ.

9 vấn đề trọng tâm của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai; Quy định về hộ gia đình quản lý sử dụng đất.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Bỏ khung giá đất tạo bước đột phá trong sử dựng và quản lý đất đai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Còn ai dám... ‘úp mặt’ vào sông quê!
Xin mượn lời bài hát “khúc hát sông quê” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo để mở đầu cho bài viết này: “Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi… Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng”…

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.