Thứ sáu, 26/04/2024 08:36 (GMT+7)
Thứ tư, 05/06/2019 08:12 (GMT+7)

Bộ Giao thông kiến nghị quản lý Grab như taxi truyền thống

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã gửi báo cáo đến Quốc hội, trong đó đề cập tới các giải pháp nhằm quản lý xe hợp đồng điện tư như Grab, Uber, Fastgo… theo cách thức quản lý taxi trong thời gian trước mắt.

Ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường Quốc hội kỳ họp 7. Bộ trưởng đã gửi báo cáo đến Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn, trong đó có quản lý xe hợp đồng điện tử.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, sau 2 năm thí điểm xe hợp đồng điện tử (Grab, Uber, Fastgo...) tại 4 tỉnh, thành phố, đã có 14 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng (13 doanh nghiệp Việt Nam và 1 nước ngoài), hơn 46.000 phương tiện tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử.

Các đơn vị kinh doanh taxi truyền thông đã có nhiều kiến nghị về hoạt động vận tải theo hợp đồng điện tử, yêu cầu siết chặt quản lý. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước thiếu công cụ điều hành do chưa có quy định pháp lý về loại hình vận tải theo hợp đồng điện tử.

Bộ Giao thông kiến nghị quản lý Grab như taxi truyền thống - Ảnh 1
Siết chặt quản lý hoạt động của xe chạy theo hợp đồng điện tử

Nhiều vấn đề bất cập phát sinh từ loại hình vận tải mới này như: một số đơn vị vận tải đã không chấp hành đúng các quy định khi không có phù hiệu xe hợp đồng; hợp đồng với đơn vị cung cấp phần mềm không phù hợp với quy định; không nộp thuế...

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề xuất, trước mắt sẽ quản lý tất cả xe chạy theo hợp đồng điện tử như cách quản lý taxi truyền thông. Quy định này sẽ được nêu tại Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, thay thế Nghị định 86/2014.

Về lâu dài, Bộ GTVT cơ quan này sẽ cùng các bộ, ngành địa phương liên quan đề xuất quy định loại hình kinh doanh vận tải này tại Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Hiện nay, loại hình vận tải xe theo hợp đồng điện tử có xu hướng phân tách thành 2 loại đơn vị cung cấp phần mềm nền tảng chạy xe công nghệ. Loại thứ nhất, đơn vị cung cấp công nghệ chỉ đơn thuần cấp phầm mềm, không quyết định giá cước, không trực tiếp điều hành phương tiện và tuyển dụng lái xe... Các đơn vị này hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định từ doanh thu do đơn vị vận tải trả.

Loại thứ 2, đơn vị cung cấp nền tảng công nghệ trực tiếp cấp phần mềm kết nối và quyết định giá cước, điều hành phương tiện, lái xe... Đơn vị này cũng thu tiền của hoạt động vận tải, sau đó phân chia tỷ lệ cho đơn vị vận tải. Loại này thực chất hoạt động như một đơn vị vận tải.

Bên cạnh đó, dự thảo thay thế nghị định 86/2014 sau nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa sẽ cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh cho taxi; cho phép tất cả loại hình kinh doanh vận tải được ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động vận tải. Dự thảo cũng bổ sung quy định, làm rõ về khái niệm taxi, xe sử dụng hợp đồng điện tử; bổ sung quy định gắn hộp đèn để nhận diện phương tiện, cũng như trách nhiệm các Bộ, ngành trong quản lý kinh doanh vận tải...

Hải Nam

Bạn đang đọc bài viết Bộ Giao thông kiến nghị quản lý Grab như taxi truyền thống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.
Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

Tin mới