Thứ sáu, 19/04/2024 08:16 (GMT+7)
Thứ ba, 16/08/2022 09:58 (GMT+7)

Bình Định: Hiệu quả từ mô hình phân loại rác thải tại nguồn

Theo dõi KTMT trên

Muốn biến rác thành tài nguyên, không phát sinh thêm những hệ lụy đối với môi trường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân loại rác tại nguồn. Theo đó, các mô hình thu gom rác thải tại nguồn ở Bình Định đã đem lại những kết quả tích cực.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm.

Do đó, muốn biến rác thành tài nguyên, không phát sinh thêm những hệ lụy đối với môi trường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân loại rác tại nguồn, loại bỏ những tạp chất tồn đọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, môi trường sống và nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý.

Sau một thời gian nỗ lực phấn đấu đạt tiêu chí môi trường hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Nhơn Hải triển khai thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn, góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn nâng cao chất lượng tiêu chí về cảnh quan môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Bình Định: Hiệu quả từ mô hình phân loại rác thải tại nguồn - Ảnh 1
Xây dựng thành phố Quy Nhơn nâng cao chất lượng tiêu chí về cảnh quan môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Được biết, xã Nhơn Hải triển khai thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn để nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường, giúp cộng đồng người dân từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời hướng dẫn người dân cách thức phân loại, lưu giữ và giao chất thải cho đơn vị thu gom đúng quy định. Mỗi cá nhân cán bộ lãnh đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương và cộng đồng người dân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại rác thải sinh hoạt khi có phát sinh.

Rác thải sinh hoạt được phân thành 3 loại: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (chai nhựa), chất thải còn lại. Riêng chất thải nguy hại phát sinh tại các đơn vị gia đình phân loại, lưu giữ riêng trong các bao bì (túi, thùng) chứa phù hợp được tổ chức thu gom, xử lý theo quy định. Xã Nhơn Hải phấn đấu trong năm 2022, tiến hành vận động cộng đồng dân cư thực hiện việc phân loại rác thải tại hộ gia đình phải đạt trên 100% số hộ gia đình trên toàn xã là 1328 hộ.

Có thể thấy, việc phân loại rác thải tại nguồn nhằm xây dựng cảnh quan môi trường trong lành, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phấn đấu góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn nâng cao chất lượng tiêu chí số 11 về cảnh quan môi trường. Cùng đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp triển khai có hiệu quả của Mặt trận và các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn trong công tác triển khai, vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nâng cao tiêu chí cảnh quan, môi trường với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải lý giải: Phân loại rác thải tại nguồn là chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình phải được phân loại ngay từ nguồn, nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm gánh nặng chi phí xử lý chất thải sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải sinh hoạt cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống.

Bình Định: Hiệu quả từ mô hình phân loại rác thải tại nguồn - Ảnh 2
Mô hình bãi biển du lịch sạch không rác thải nhựa ở xã Nhơn Lý góp phần thay đổi diện mạo bãi biển trở nên khang trang, sạch đẹp.

Trong tháng 6/2022, 400 hộ dân tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định) được hỗ trợ thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn. Đây là hoạt động thiết thực nhằm giảm áp lực cho các bãi chôn lấp rác tại địa phương, đồng thời nâng cao nhận thức, tạo thói quen phân loại rác thải cho người dân.

Theo đó, tham gia buổi tập huấn có 400 hộ dân thuộc 4 thôn gồm: Trung Chánh, Trung An, Xuân An, Gia Thạnh, Gia Lạc. Mỗi hộ dân tham gia mô hình phân loại rác thải được nhận hỗ trợ: 1 thùng chứa rác hữu cơ, 1 sọt nhựa đựng rác vô cơ có thể tái chế, 1 sọt nhựa đựng rác vô cơ không tái chế, 6 gói vi sinh xử lý rác thải loại bột, 2 chai vi sinh xử lý rác thải dạng nước. Tổng kinh phí thực hiện mô hình khoảng 200 triệu đồng. Trong đó, Qũy Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định hỗ trợ 100 triệu đồng, còn lại trích từ nguồn ngân sách của địa phương.

Trước đó, trong khuôn khổ hoạt động thuộc Dự án Quản lý tổng hợp rác thải nhựa Vịnh Quy Nhơn được Chính phủ Na Uy, UNDP Việt Nam và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) hỗ trợ; vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Quy Nhơn đã tổ chức Hội thảo giới thiệu các mô hình hiệu quả đang triển khai tại 4 xã, phường ven Vịnh Quy Nhơn: Mô hình bãi biển du lịch sạch không rác thải nhựa ở xã Nhơn Lý; Mô hình phân loại rác thải tại nguồn ở xã Nhơn Châu, Nhơn Lý; Mô hình tổ phụ nữ thu gom rác thải ở xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và phường Ghềnh Ráng; Mô hình nhà hàng thân thiện không sử dụng đồ nhựa một lần.

Cụ thể, các mô hình đang triển khai hoạt động đang mang lại những dấu hiệu tích cực cho vùng biển ven vịnh Quy Nhơn: Công tác phân loại rác tại nguồn đang được người dân triển khai thực hiện; có 518 hộ tại xã Nhơn Châu, 215 hộ dân tại Nhơn Lý cam kết thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Công tác thu gom, phân loại, xử lý rác đang được cải tiến, khắc phục hiệu quả hơn; lượng rác thải khó phân hủy được vận chuyển từ xã đảo Nhơn Châu về bãi rác tập trung của thành phố xử lý. Đã hình thành 4 Tổ thu gom mua bán ve chai tại 4 xã, phường đi vào hoạt động. Nhà hàng thân thiện không sử dụng đồ nhựa một lần đang được triển khai tại Nhơn Hải, Nhơn Lý trong đó các cam kết không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; tích cực tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa, nilon…

Bên cạnh đó, mô hình bãi biển du lịch sạch không rác thải nhựa ở xã Nhơn Lý đến nay góp phần thay đổi diện mạo bãi biển trở nên khang trang, sạch đẹp, thu hút khách du lịch đến với vùng biển địa phương… Người dân ven Vịnh Quy Nhơn đến nay đã có nhận thức và bước đầu thay đổi hành động trong giữ gìn vệ sinh môi trường biển, trong cuộc chiến phòng chống rác thải nhựa và giữ gìn Vịnh Quy Nhơn xanh…

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Bình Định: Hiệu quả từ mô hình phân loại rác thải tại nguồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới