Thứ sáu, 22/11/2024 15:04 (GMT+7)
Thứ sáu, 24/12/2021 19:00 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu khiến các cơn bão cực đoan hơn trong tương lai

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học nhận định, biến đổi khí hậu sẽ khiến các cơn bão ngày một mạnh hơn và tồn tại lâu hơn trên đất liền. Cùng với đó, nắng nóng kéo dài, lũ lụt và hạn hán được dự báo sẽ tăng vọt trong những năm tới.

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc công bố, các cơn bão trên toàn cầu đã tăng tần suất nhanh chóng trong 40 năm qua.

Theo đó, tỷ lệ các cơn bão cấp độ mạnh sẽ tăng trên phạm vi toàn cầu cùng với sự nóng lên ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, các cơn bão có thể dữ dội hơn khi chúng đổ bộ vào đất liền và sẽ gây ra nhiều tác động hơn.

Mùa bão Đại Tây Dương năm 2021, đã chính thức kết thúc và là mùa bão hoạt động mạnh thứ 3 được ghi nhận. Có 21 cơn bão nhiệt đới được đặt tên trong mùa bão Đại Tây Dương năm nay, trong đó có 4 siêu bão với sức gió từ 180km/h. Với số liệu này, năm 2021 chỉ đứng sau năm 2020 và 2015 về số lượng bão.

Biến đổi khí hậu khiến các cơn bão cực đoan hơn trong tương lai - Ảnh 1
Siêu bão cấp 4 Ida càn quét thành phố New Orleans, bang Louisiana. (Ảnh: Reuters)

Theo Trưởng nhóm Dự báo bão theo mùa tại Trung tâm Dự báo Khí hậu và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Matthew Rosencrans, các yếu tố khí hậu, bao gồm La Nina, nhiệt độ bề mặt nước biển trên mức trung bình vào đầu mùa và lượng mưa trên mức trung bình là những nguyên nhân chính dẫn đến mùa bão trên mức trung bình này.

Trong số những cơn bão mạnh nhất, bão Ida là cơn bão gây tốn kém nhất trong năm trong khu vực. Ban đầu, bão Ida đổ bộ quần đảo Cayman vào ngày 26/8 ở cấp độ bão nhiệt đới. Sau đó, nó mạnh lên trong vùng biển ấm của Vịnh Mexico và trở thành bão mạnh cấp 4 với sức gió lên đến 241km/h. Lần đầu tiên New York phải ban hành cảnh báo khẩn cấp về lũ quét - cảnh báo vốn chỉ được đưa ra trong những trường hợp rất hiếm khi có mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người với thiệt hại thảm khốc.

Đứng trước nguy cơ đối mặt với khủng hoảng kép dịch bệnh và thiên tai, trong năm 2021, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động mang tính quyết liệt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tháng 1/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh đưa Mỹ tái tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu mà trước đó chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi. Tháng 4, ông Biden đã cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ vào năm 2030.

Biến đổi khí hậu khiến các cơn bão cực đoan hơn trong tương lai - Ảnh 2
Thảm cảnh kinh hoàng tại Mayfield sau trận lốc xoáy lớn nhất lịch sử nước Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Tháng 11 vừa qua, lãnh đạo các nước trên thế giới đã tập trung tại Glasgow, Vương quốc Anh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26. Gần 200 quốc gia đã ký Hiệp ước Khí hậu Glasgow, trong đó lần đầu tiên thừa nhận vai trò của việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã khiến cuộc khủng hoảng khí hậu kéo dài. Các nước đã đồng ý "giảm dần" việc sử dụng than để sản xuất điện, hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Theo các nhà khoa học cho rằng, những sự kiện trên chưa phản ánh sự cấp bách về việc phải hành động để ngăn biến đổi khí hậu. Các quốc gia trên thế giới đã cam kết "giảm dần" sử dụng than để sản xuất điện, thay vì loại bỏ hoàn toàn. Nhiều cuộc đàm phán xung quanh vấn đề các quốc gia phát triển tài trợ cho những nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu không đạt được cam kết cụ thể. Các nhà khoa học dự báo, nếu không hành động quyết liệt, thế hệ tương lai có nguy cơ phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn

Tổ chức Khí tượng Thế giới ước tính, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng quá 1,5 độ C chỉ trong vòng 20 năm tới, dẫn tới lũ lụt, mưa bão, hạn hán và nắng nóng trầm trọng hơn. Bước sang năm 2022, dự báo những tháng mùa đông sẽ tương đối nóng. Cháy rừng vẫn sẽ dai dẳng ở nhiều khu vực, đặc biệt tại miền Tây nước Mỹ.

Đồng thời, biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến các cơn bão ngày một mạnh hơn và tồn tại lâu hơn trên đất liền, trút thêm nhiều mưa xuống một khu vực trước khi di chuyển tiếp. Và không chỉ năm 2021 hay 2022, có thể sẽ là hàng năm kể từ nay trở đi hình thái thời tiết cực đoan sẽ duy trì thường xuyên trên Trái Đất đang nóng lên của chúng ta.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu khiến các cơn bão cực đoan hơn trong tương lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới