Thứ tư, 04/12/2024 15:50 (GMT+7)
Thứ bảy, 10/10/2020 11:16 (GMT+7)

Báo động tình trạng suy giảm san hô tại Biển Đông

Theo dõi KTMT trên

Giới chuyên gia báo động về thực trạng các rạn san hô và nguồn cá ở Biển Đông đang bị hủy hoại, phần lớn do hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép và đánh bắt quá mức của Trung Quốc.

Các rạn san hô ở Biển Đông là những cấu trúc rất quan trọng đối với môi trường biển và giúp ngăn chặn sự suy giảm trữ lượng cá, vốn là nguồn tài nguyên duy trì sinh kế của hàng chục triệu người.

Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố năm 2016, Biển Đông là môi trường có các rạn san hô phong phú đa dạng sinh học, trải dài trên diện tích khoảng 177.000 dặm vuông (458.430 cây số vuông). Hiện có khoảng 571 loài san hô và 3.794 loài cá sinh sống ở Biển Đông. Để so sánh về sự đa dạng, thống kê cho thấy có khoảng 600 loài san hô tạo nên rạn san hô nổi tiếng Great Barrier Reef ở ngoài khơi bờ biển phía đông nước Úc, và 1.500 loài cư trú tại rạn san hô này.

Báo động tình trạng suy giảm san hô tại Biển Đông - Ảnh 1
Hình ảnh vệ tinh ngày 5/10 cho thấy một mảng đá ngầm ở phía tây bắc của Đảo Phú Lâm đã được nạo vét, xung quanh là vùng nước màu xanh lam. Ảnh: PLANET LABS INC.

Tuy nhiên, theo ông John McManus - giáo sư chuyên nghiên cứu về sinh vật biển tại Đại học Miami (Mỹ) - một số rạn san hô ở Biển Đông đã “biến mất vĩnh viễn” vì hoạt động bồi đắp xây dựng các căn cứ quân sự ngay trên chúng.

“Nếu con người bồi đắp xây dựng một thứ gì đó, nếu họ trút đất cát, gạch đá, xà bần xuống, chắc chắn sẽ không có cách nào để hồi phục” - ông McManus cho biết.

Theo ước tính của Giáo sư McManus, diện tích các rạn san hô bị phá hủy do bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo và săn lùng ngao sò, lên đến khoảng 100 dặm vuông (258.999 cây số vuông).

Cụ thể, các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây thiệt hại cho khoảng 159/162 km2 san hô tại vùng biển này. Trong đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 14/15 km2; hoạt động nạo vét của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 39/40 km2; hoạt động nạo vét làm bến đỗ, kênh rạch cho tàu thuyền đi lại của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 2/3 km2.

Giáo sư McManus ước tính rằng hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức.

Tương lai của các rạn san hô rất quan trọng đối với trữ lượng cá. Ngoài ngao sò, các loài cá khác cũng có mối quan hệ cộng sinh với các rạn san hô, đáng chú ý nhất là việc các rạn san hô chính là nơi ẩn náu của tất cả cá con trước khi chúng trưởng thành, sau đó bơi về các vùng ven biển Philippines, Việt Nam và nhiều vùng ở Malaysia.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Báo động tình trạng suy giảm san hô tại Biển Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới