Thứ hai, 07/10/2024 05:48 (GMT+7)
Thứ năm, 06/04/2023 17:11 (GMT+7)

Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12)

Theo dõi KTMT trên

Dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa dù đã hơn 30 năm được phê duyệt nhưng hiện tại người dân tại mảnh đất này vẫn đang sống trong cảnh tạm bợ, khó khăn với những căn nhà lụp xụp, đường sá và môi trường sống nhếch nhác.

Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 1
Dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa tại Phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM được phê duyệt từ năm 1992 với quy mô hơn 426,9 ha.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 2
Trên cơ sở được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chỉ định nhà đầu tư (tháng 9/2011), tháng 11/2015, UBND TP.HCM quyết định chỉ định Liên danh Công ty CP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco) - Công ty Emaar Properties PJSC làm nhà đầu tư Dự án.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 3
Tuy nhiên, tháng 11/2016, Bitexco có văn bản báo cáo việc Emaar Properties PJSC đề nghị rút khỏi Liên danh, không tiếp tục tham gia đầu tư thực hiện Dự án.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 4
Tháng 9/2020, Thành ủy TP.HCM tiếp tục có thông báo nhấn mạnh, việc lựa chọn nhà đầu tư Dự án đã triển khai hơn 10 năm, song chưa kết thúc.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 5
Cho tới cuối năm 2022, TP.HCM vẫn rà soát, nghiên cứu ý tưởng quy hoạch đối với KĐT Bình Quới - Thanh Đa trên cơ sở định hướng chung, nên tiến độ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cần thêm nhiều thời gian.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 6
Cầu Kinh Thanh Đa là cây cầu nối bán đảo Bình Quới - Thanh Đa với phần còn lại của quận Bình Thạnh.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 7
Bến đò Bình Quới là điểm để người dân di chuyển qua lại giữa Bình Thạnh và Thủ Đức.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 8
Hạng mục công trình đã bị tháo dỡ trong bán đảo Bình Quới - Thanh Đa.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 9
Một công trình nhà xưởng chưa được hoàn thành và không có dấu hiệu thi công.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 10
Phần đa diện tích là ruộng vườn, cây cối.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 11
Những mái nhà được lợp tôn tạm bợ vì không thể xây mới, muốn sửa chữa, cơi nới cũng phải xin phép, vướng rất nhiều thủ tục.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 12
Một mảnh đất của người dân mới chỉ có phần nền nhà được hoàn thành.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 13
Tôn là vật liệu chính của những căn nhà trong bán đảo Bình Quới - Thanh Đa.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 14
Với vật liệu dễ bị tác động bởi thời tiết như vậy nên những căn nhà này không đảm bảo được sự an toàn, có thể hư hỏng bất cứ khi nào.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 15
Đoạn kênh bị ô nhiễm khá nặng với màu nước đen và mùi hôi thối khó chịu.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 16
Khu tập kết rác nhếch nhác nằm trong bán đảo.
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12) - Ảnh 17
Nghĩa địa nhỏ với một vài ngôi mộ.

Một người dân sống trong bán đảo Bình Quới - Thanh Đa chia sẻ, nhiều năm qua, bộ mặt đô thị khắp các địa phương ở TP.HCM thay đổi chóng mặt, nhiều khu đô thị mới, dự án mọc lên khắp nơi nhưng nơi này vẫn là vùng nông thôn với ruộng lúa, ao hồ tạm bợ, trâu bò thả rông. Thu nhập của người dân ở đây rất thấp, trong khi chi tiêu cho cuộc sống, tiền học cho con cái lại theo mức chi tiêu chung của người TP".

“Mặc dù nhà cửa hư hỏng, xuống cấp nhưng chúng tôi không thể xây mới, muốn sửa chữa, cơi nới cũng phải xin phép, vướng rất nhiều thủ tục. Thật khổ với 3 từ “quy hoạch treo” ", chị Hà bán quán nước ở phường 28 than vãn.

Với thực trạng như trên, chỉ có những loại hình kinh doanh không cần xây dựng hạ tầng kiên cố như: khu du lịch sinh thái, nhà hàng, hồ câu,... mới có thể tồn tại được trên bán đảo Bình Quới - Thanh Đa.

Thông tin về dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa,  bà Trần Kim Yến  - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM cho biết, TP.HCM đặt nhiều kỳ vọng khi triển khai dự án này nhằm đáp ứng sự phát triển của thành phố. Về mặt quy trình thủ tục, phải có nhiều nhà đầu tư chấp thuận đầu tư vào dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có những nhà đầu tư rút ra nên TP.HCM phải kêu gọi đầu tư lại từ đầu. Lãnh đạo TP HCM đã xem xét chọn 1 nhà đầu tư khác trên cơ sở tính toán để có thể chia sẻ với các nhà đầu tư đã đồng hành với thành phố trong quá trình nghiên cứu dự án này.

"TP.HCM rất quan tâm thực hiện dự án này nhưng trong quá trình thực hiện vấp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại, trong đó có việc nhà đầu tư chưa mặn mà lắm" - đại biểu Trần Kim Yến chia sẻ.

Giải pháp nào khắc phục các dự án "treo"?

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Môi trường, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa về nguyên nhân hình thành và giải pháp khắc phục những dự án "treo".

Về nguyên nhân:

Theo ông Phạm Văn Hòa, còn tồn tại không ít những dự án “treo”, theo quy định pháp luật đúng ra phải thu hồi. Tuy nhiên, do chủ đầu tư, chính quyền địa phương chắc có lẽ có những sự thỏa thuận ngầm với nhau xin gia hạn để kéo dài thời gian. Nhiều trường hợp kéo dài thời gian không đúng quy định pháp luật. Đúng ra là phải xin gia hạn hết thời gian gia hạn nhưng vẫn chưa thực hiện dự án. Việc này đã khiến cho người dân rất bức xúc, đặc biệt là những hộ dân bị thu hồi đất. Thu hồi xong để đất bỏ trống, cỏ mọc gây lãng phí tài nguyên đất trong việc quy hoạch xây dựng. Lãng phí tiền của của người dân, của nhà nước khi đã đền bù giải tỏa rồi lại bỏ không.

Vấn đề giải phóng mặt bằng chưa xong, người dân chưa chịu nên thời gian bị kéo dài và chủ đầu tư chưa thể triển khai thực hiện. Có những dự án chủ đầu tư không đủ năng lực về nhân lực và tài chính để đầu tư theo dự án và chờ kêu gọi liên kết hoặc sang nhượng dự án cho nhà đầu tư khác. Có những dự án đầu tư xây dựng qua loa, quy hoạch không phù hợp với thực tiễn để lại từ từ làm công tác khác. Đây là những bất cập trong công tác quy hoạch. Quốc hội đã giám sát và cũng đã thấy những hạn chế, bất cập đó là quy hoạch treo, đến nay vẫn còn tồn tại hướng sửa chữa khắc phục cũng đã có nhưng về lâu dài, ổn hết sức chậm trễ.

Về giải pháp:

Theo ông Phạm Văn Hòa, trong công tác quy hoạch, đối với dự án treo, phải cương quyết thu hồi sau khi quy định của pháp luật cho gia hạn mà hết thời gian gia hạn nhà đầu tư chưa xây dựng thì phải thu hồi để đấu giá lại, hoặc giao cho nhà đầu tư khác. Không thể để kéo dài như vậy gây búc xúc trong người dân, người dân thì xậm xịt nói qua nói lại đặt vấn đề nhà nước với nhà đầu tư có vấn đề này vấn đề khác.

Những trường hợp kéo dài thời gian nhưng không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật thì cũng phải cương quyết xử lý với những người đứng đầu địa phương đó có trách nhiệm mà tham gia thu hồi quản lý. Trước khi tham gia, đấu thầu dự án cần xem xét các nhà đầu tư về nguồn lực tài chính có đủ năng lực để thực hiện hay không. Không phải vì tình cảm cá nhân, hay qua một ai đó giới thiệu rồi để nhà đầu tư không đủ năng lực tham gia dự án. Cuối cùng nhà đầu tư không thực hiện dự án đó là một vấn đề cần phải làm rõ và xử lý nghiêm.

Thanh Vũ - Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa “lạc lõng” trong sự phát triển của TP.HCM (Bài 12). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới