Thứ sáu, 13/09/2024 06:16 (GMT+7)
Thứ tư, 12/02/2020 11:22 (GMT+7)

Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch Hapro sau khi lợi nhuận tăng tới 1.444%

Theo dõi KTMT trên

Sau gần 2 năm giữ vị trí cao nhất tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro, mã: HTM), bà Nguyễn Thị Nga sẽ không còn là thành viên HĐQT và Chủ tịch Hapro từ ngày 11/2/2020. Gần đây, Hapro ghi nhận kết quả kinh doanh tăng đột biến với lợi nhuận quý 4 tăng 1.444%.

Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch Hapro sau khi lợi nhuận tăng tới 1.444% - Ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch HĐQT Hapro sau 2 năm điều hành.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc tán thành miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Nga và thôi làm Thành viên HĐQT từ ngày 11/2/2020.

Quyết định rời ghế quyền lực tại Hapro của bà Nga được đưa ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh của Hapro tăng trưởng tích cực. Đáng chú ý, trong quý 4/2019, Hapro ghi nhận lợi nhuận sau thuế riêng của tổng công ty hơn 94 tỉ đồng, tăng 1.444% so với cùng kỳ quý 4/2018. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 92,7 tỉ đồng, tăng 1.159%... Tính chung cả năm 2019, Hapro ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất hơn 2.423 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 153,8 tỉ đồng và lãi sau thuế 124 tỉ đồng.

Một điểm lưu ý là Hapro có hơn 50 công ty con, công ty liên kết, nhưng hiện chỉ có 10 công ty hợp nhất báo cáo tài chính, bao gồm cả công ty mẹ.

Trước đó, sau khi Tập đoàn BRG của bà Nguyễn Thị Nga đầu tư vào Hapro sau cổ phần hoá, nữ doanh nhân này đã được bầu vào Thành viên HĐQT và giữ vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 2018-2023 từ tháng 6/2018. Việc bổ nhiệm này đã được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên đầu tiên sau khi Hapro cổ phần hoá. Được biết, Vinamco - là một công ty con thuộc Tập đoàn BRG - đã chi gần 2.000 tỉ đồng để sở hữu 65% cổ phần Hapro, để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại đây.

Trước cổ phần hóa, công ty quản lý và sử dụng 183 cơ sở nhà đất. Theo phương án phê duyệt, sau cổ phần hóa, Hapro được giao nắm giữ 114 địa điểm là cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỉnh thành.Hapro là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và sở hữu các siêu thị như Hapro Food hay cửa hàng tiện lợi HaproMart, sở hữu nhiều công ty con cũng rất nổi tiếng (như Thủy Tạ, Thương mại dịch vụ Tràng Thi, Gốm Chu Đậu... ). Mặc dù kết quả kinh doanh khá bết bát ở thời điểm bắt đầu cổ phần hoá, nhưng Hapro được nhiều đại gia nhòm ngó, muốn thâu tóm do doanh nghiệp sở hữu, quản lý khối tài sản nhà đất mặt bằng kinh doanh đắc địa tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố lớn khác trên cả nước.

Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch Hapro sau khi lợi nhuận tăng tới 1.444% - Ảnh 2
Hapro sở hữu mặt bằng kinh doanh đắc địa tại nhiều đô thị lớn.

Tại Hà Nội, Hapro năm giữ rất nhiều mảnh đất vàng như: 280m2 đất tại Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Hoàn Kiếm), 500m2 tại đường Điện Biên Phủ, hơn 1.800 m2 tại Lương Đình Của, C12 Thanh Xuân Bắc với diện tích đất 1.780 m2; D2 Giảng Võ Ba Đình với diện tích 1.230 m2...và hàng loạt tổ hợp thương mại văn phòng khác.

Ngoài ra, đơn vị này được tiếp tục sở hữu hàng loạt khu công nghiệp thực phẩm; trung tâm kinh doanh chợ đầu mối Bắc Thăng Long; dự án điểm đỗ xe; cụm nhà ở với diện tích đất lên đến hàng trăm nghìn m2... Tại các tỉnh thành khác, Hapro cũng sở hữu loạt khu đất có diện tích không hề nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Nga (sinh ngày 17/08/1955 tại Hà Nội), là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam. Theo Forbes, mảng kinh doanh nhiều sân golf, bất động sản…đã đem lại doanh thu cho tập đoàn khoảng 435 triệu USD vào 2013.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch Hapro sau khi lợi nhuận tăng tới 1.444%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

ITE HCM 2024 chào đón nhiều thị trường mới
Bên cạnh các thị trường du lịch trọng điểm như Úc, Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ, khu vực Trung Đông…, lần đầu tiên ITE HCMC 2024 chào đón người mua quốc tế đến từ Brazil, Cộng hòa Czech, Bangladesh, Pakistan.

Tin mới