Thứ tư, 01/05/2024 15:44 (GMT+7)
Thứ hai, 01/04/2024 16:48 (GMT+7)

Ấn Độ tăng vọt sản lượng nhiệt điện, giảm sâu sản lượng thủy điện

Theo dõi KTMT trên

Trong hành trình chuyển đổi xanh nhằm bảo vệ Trái đất khỏi khí nhà kính thì việc tăng cường sản xuất điện bằng than và giảm sản xuất thủy điện của Ấn Độ đang đi ngược lại với mục tiêu chung của toàn cầu.

Do lượng mưa ở Ấn Độ hiện đang thất thường nên sản lượng thủy điện tại quốc gia này đang giảm siêu tốc trong 38 năm trở lại đây, cụ thể là lượng nước chứa ở hồ thủy điện hiện đang thấp nhất trong 5 năm liền. Kể từ năm 2018, Ấn Độ chỉ sản xuất 146 tỷ kWh/ năm. Lượng nước không đủ sản xuất thủy điện buộc Ấn Độ phải phụ thuộc nhiều hơn vào than đốt - một dạng năng lượng hóa thạch thải ra nhiều khí nhà kính gây tác động xấu tới môi trường và Trái đất.

Ấn Độ tăng vọt sản lượng nhiệt điện, giảm sâu sản lượng thủy điện - Ảnh 1
Thủy điện Ấn Độ vốn đứng thứ 6 thế giới về sản lượng nhưng hiện nay đang giảm dần và thay vào đó là sản lượng nhiệt điện như than đốt.

Dựa theo dữ liệu từ cơ quan quản lý điện liên bang Grid, Ấn Độ, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 11,7% trong tổng số sản lượng điện của Ấn Độ. Con số này có giảm nhẹ so với năm 2023 nhưng so với với trung bình toàn cầu, sản lượng Thủy Điện ở Ấn Độ giảm nhanh hơn. Đây là một điều đáng lo ngại với quốc gia vốn có sản lượng thủy điện lớn thứ 6 thế giới.

Ấn Độ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba trên thế giới. Trong khi đó, mức phát thải bình quân đầu người ở nơi đây lại thấp hơn so với các quốc gia phát triển. Vì thế, chính phủ Ấn Độ thường sử dụng lý do này để bào chữa cho việc sử dụng than đốt ngày càng nhiều tại đất nước của mình.

Ông K. J. Ramesh, Cựu giám đốc Cục Khí tượng Ấn Độ cho biết, khoảng thời điểm từ tháng 4 - 6 sẽ là những tháng nóng nhất ở nước này. Lượng nước hồ thủy điện thấp dẫn tới sản lượng thủy điện trong thời gian này vẫn thấp và không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao của người dân Ấn Độ. Ước tính phải đến đầu tháng 7 hằng năm, đợt gió mùa đến sẽ kéo theo mưa, lúc đó sản lượng thủy điện mới có thể tăng. Tuy nhiên, với một quốc gia có lượng mưa thất thường thì Ấn Độ không nên đặt trọng tâm vào thủy điện.

Hiện nay thị phần thủy điện tại Ấn Độ đã giảm dần, trong khi thị phần của sản lượng điện bằng than, năng lượng mặt trời và gió đều tăng. Chỉ tính riêng năm 2023, sản lượng điện bằng than và than non đã tăng 13,9%, trong khi sản lượng điện của các năng lượng tái tạo khác chỉ đạt 9,7%. Ấn Độ hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện và chậm trễ trong việc bổ sung nguồn năng lượng tái tạo trong 5 năm trở lại đây.

Nhiệt điện là nguồn điện được chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch như than đá, khí đốt, nhiên liệu sinh học, hạt nhân...

Nhiên liệu hóa thạch là các tài nguyên thiên nhiên được chôn vùi trong lòng đất từ hàng triệu năm. Chúng được hình thành từ quá trình phân hủy kỵ khí xác sinh vật. Nhiên liệu hóa thạch có chứa hàm lượng hydrocarbon và carbon cao. Chúng được chia ra làm các loại phổ biến như sau: dầu thô, khí đốt, than đá...

Sản xuất điện bằng đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ sản sinh ra nhiều khí nhà kính. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất ngày càng nóng lên, dẫn tới biến đổi khí hậu, thiên tai và đe dọa sinh tồn của loài.

Theo: Reuters

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ tăng vọt sản lượng nhiệt điện, giảm sâu sản lượng thủy điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hải Dương: Rộn ràng pháo đất Ninh Giang
Pháo đất từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Ninh Giang (Hải Dương). Nhất là cứ mỗi độ hè sang, tiếng pháo lại âm vang, rộn rã khắp mọi miền quê.