Thứ năm, 25/04/2024 15:39 (GMT+7)
Thứ hai, 15/06/2020 07:14 (GMT+7)

Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng

Theo dõi KTMT trên

Liên quan đến sự cố máy bay của hãng VietJet Air lao khỏi đường băng sau khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào trưa 14/6, ngành hàng không phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt sân bay rơi vào tình trạng quá tải, do nhiều chuyến bay bị hoãn, huỷ.

Hàng trăm chuyến bay bị ảnh hưởng, nhiều sân bay náo loạn 'tắc' theo

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, thời điểm chuyến bay VJ322 của VietJet gặp sự cố tại đường băng 25L/07R, đường băng còn lại đang được đóng cửa để khảo sát chuẩn bị sửa chữa.

Việc đình trệ cùng lúc cả 2 đường băng đã ảnh hưởng đến khoảng 200 trăm chuyến bay khác, nhiều chuyến phải chuyến hướng đến các sân bay dự bị.

Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng - Ảnh 1
Máy bay Vietjet tại hiện trường.

Tin từ ACV cho hay, do sân bay Tân Sơn Nhất phải tạm thời đóng cửa, các chuyến bay theo kế hoạch đi/đến sân bay này phải tạm hoãn. Một số chuyến bay tới sân bay này do đã cất cánh nên được điều chỉnh hướng hạ cánh về các sân bay dự bị như Cần Thơ, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Nha Trang… Dẫn tới các sân bay dự bị này cũng bị quá tải vị trí dừng đỗ, buộc phải dừng tiếp nhận các chuyến bay tới.

Còn theo Vietnam Airlines, riêng Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO) có gần 165 chuyến bay phải thay đổi giờ khai thác và chuyển hướng hạ cánh đến sân bay khác vì sự việc này.

Tại nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ga sân bay Nội Bài hành khách hành khách bị ùn ứ, qúa tải, nằm ngồi la liệt vì tất cả chuyến bay đều bị delay.

Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng - Ảnh 2
Hành khách đợi chuyến bay ở sân bay Tân Sơn Nhất tối 14/6. (Ảnh: Diễn đàn hàng không)

Nhà chức trách sau đó phải lập tức tạm hoãn việc khảo sát, mở cửa trở lại đường băng 25R/07L để kịp khôi phục nhịp bay tại Tân Sơn Nhất.

Sân bay mất hơn 6 tiếng đình trệ. Đến 18h45, dù sân bay Tân Sơn Nhất thông báo mở đường băng trở lại sau sự cố máy bay của hãng VietJet chệch khỏi đường băng nhưng vẫn còn nhiều chuyến bay thông báo delay.

Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng - Ảnh 3
Hành khách bị ùn ứ, qúa tải tại sân bay Nội Bài do các đường bay đi phải tạm thời hoãn, huỷ. (Ảnh: Tiền Phong)
Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng - Ảnh 4
Hành khách mệt mỏi chờ chuyến bay. (Ảnh: PLO)

Tạm thu bằng lái 2 phi công Vietjet, đình chỉ phi hành đoàn

Trong một diễn biến khác có liên quan, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đang phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và hãng hàng không điều tra nguyên nhân, giải quyết vụ việc.

Ngay trong chiều 14/6, Tổ công tác của Cục Hàng không Việt Nam đã vào TP.HCM để thực hiện công tác điều tra sự cố máy bay Vietjet lao khỏi đường băng Tân Sơn Nhất khi đang giảm tốc độ sau khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam cho biết, chiều 14/6, tổ công tác của Cục Hàng không đã vào TP.HCM thực hiện công tác điều tra sự cố máy bay Vietjet trượt khỏi đường băng.

Ngoài làm việc với tổ bay VJ322, cơ quan liên quan, tổ điều tra giải mã hộp đen, ghi âm buồng lái, phân tích các dữ liệu chuyến bay để xác định nguyên nhân sự cố.

Hiện tổ bay gồm cơ trưởng và cơ phó là người nước ngoài đã bị thu bằng lái cho đến khi kết thúc điều tra. Ngoài 2 phi công, tổ tiếp viên 6 người cũng bị đình chỉ công tác, làm giải trình sự việc.

Vào thời điểm máy bay hạ cạnh trời có mưa to, quan trắc khí tượng ghi nhận sức gió lớn và gió chuyển hướng liên tục gây bất lợi cho hoạt động cất, hạ cánh. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Hàng không, trường hợp điều kiện thời tiết có thể gây rủi ro, tổ lái có quyền lựa chọn phương án tốt nhất, trong đó việc chuyển hướng hạ cánh ở sân bay dự bị.

Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng - Ảnh 5
Chiếc máy bay gặp sự cố.

Trước đó, lúc 12h22 ngày 14/6, chuyến bay VJ322 hành trình từ Phú Quốc (PQC) đến TP.HCM (SGN) khi hạ cánh đường băng 25L/07R đã trượt ra bên ngoài phải lề cỏ, tổ bay đã kịp thời dừng được tàu bay.

Ngay lập tức, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã chủ trì phối hợp với các đơn vị đưa tất cả hành khách và hành lý vào nhà ga; toàn bộ tổ bay và hành khách đều an toàn. Hành khách đã nhận hành lý và ra về bình thường.

Cục Hàng không cho biết sân bay đã phải mở tạm đường băng 25R/07L để kịp khôi phục hoạt động bay vào 18h30 cùng ngày. Đến 23h30, máy bay gặp sự cố vẫn chưa được đưa khỏi hiện trường để giải tỏa đường băng 25L/07R.

Máy bay Vietjet từng nổ lốp do phi công tiếp đất sai quy trình

Trước đó, vào ngày 29/11/2018, máy bay Vietjet bị rơi 2 bánh khi hạ cánh xuống sân bay Buôn Ma Thuột. Về sự cố này, ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, lỗi do tổ lái đã cho bánh mũi tiếp đất trước, trong khi máy bay không thiết kế để bánh mũi chịu lực.

Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, sau khi giải mã hộp đen, khám nghiệm hiện trường, làm việc với các bên có liên quan, cơ bản có thể khẳng định quá trình cất cánh, bay bằng và tiếp cận không có vấn đề gì.

“Vấn đề chỉ nằm ở khâu tiếp đất, cụ thể là bánh mũi tiếp đất trước, trong khi máy bay không thiết kế để bánh mũi chịu lực. Lỗi trong sự cố này cơ bản thuộc về tổ lái trong quá trình tiếp đất” - ông Thắng cho hay.

Mai Anh

Bạn đang đọc bài viết Ảnh hưởng nặng nề sau sự cố máy bay Vietjet lao lệch đường băng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.