Thứ bảy, 10/05/2025 14:27 (GMT+7)
Thứ tư, 16/04/2025 18:17 (GMT+7)

15 mặt hàng xuất khẩu chịu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ

Theo dõi KTMT trên

Cục Thống kê khuyến nghị doanh nghiệp tiếp tục thương lượng với các đối tác để thích ứng với thay đổi và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Cục Thống kê vừa đưa ra danh sách 15 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó.

Theo Cục Thống kê trước khi Mỹ áp dụng các mức thuế này, hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ đã phải chịu thuế suất nhập khẩu trung bình khoảng 12%, trong đó có mặt hàng chịu thuế từ 7% đến 27%. Một số sản phẩm có nguy cơ chịu mức thuế 46%, mặc dù hiện mức này đang được hoãn trong thời gian 90 ngày và áp dụng riêng cho từng dòng sản phẩm.

Việc chưa ký kết hiệp định thương mại tự do với Mỹ là nguyên nhân chính khiến các mức thuế cao này trở thành thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cục Thống kê khuyến nghị doanh nghiệp tiếp tục thương lượng với các đối tác để thích ứng với thay đổi và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Danh sách 15 nhóm hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng bao gồm: máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, hàng dệt may, điện thoại di động và linh kiện, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, phương tiện vận tải và phụ tùng, sản phẩm từ chất dẻo, hải sản, túi xách và phụ kiện, đồ chơi và dụng cụ thể thao, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, máy ảnh và linh kiện, cùng hạt điều.

15 mặt hàng xuất khẩu chịu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ - Ảnh 1
Ngành dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ.

Trong giai đoạn 2020-2025, tổng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng này sang Mỹ ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, từ 77 tỷ USD năm 2020 lên đến 119,5 tỷ USD năm 2024.

Đáng chú ý, trong thông báo gần đây, Mỹ sẽ không áp thuế đối ứng lên mặt hàng điện thoại và máy tính xuất khẩu từ Việt Nam, điều này mang lại lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp công nghệ.

Đánh giá tác động thuế đối ứng với hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ trong ngắn hạn (mức thuế 10% trong 90 ngày), Cục Thống kê cho rằng do doanh nghiệp xuất khẩu đã đàm phán giá với nhà mua hàng từ trước nên khi thuế thay đổi thì các thương hiệu, nhãn hàng phải cân nhắc chiến lược kinh doanh để điều chỉnh.

Trong trung hạn, các doanh nghiệp cần chờ động thái đàm phán giữa hai chính phủ trong thời hạn 90 ngày để có phương án ứng phó phù hợp.

Sau khi kết thúc đàm phán sẽ có biểu thuế cụ thể vào Mỹ cho từng nhóm hàng như: ô tô, dệt may, da giày, điện thoại, linh kiện… Các doanh nghiệp cần theo dõi sát để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Nhằm cải thiện cán cân thương mại với Mỹ, Cục Thống kê cho biết, Chính phủ đã triển khai bổ sung thuế nhập khẩu ưu đãi cho một số mặt hàng như ô tô, cherry, táo, và nho khô – những sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Đồng thời, các cơ chế hợp tác song phương như TIFA (Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Việt - Mỹ) và BTA (Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ) đang được đẩy mạnh nhằm tạo nền tảng hợp tác lâu dài.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhập khẩu các sản phẩm công nghệ từ Mỹ như trực thăng, máy bay, năng lượng và thiết bị điện.

H.A

Bạn đang đọc bài viết 15 mặt hàng xuất khẩu chịu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

EVN lý giải lý do tăng giá điện 4,8%
Theo thông tin từ EVN, quyết định tăng giá điện lần này được đưa ra sau quá trình cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về biến động chi phí đầu vào, chẳng hạn như giá than và khí để sản xuất điện, cũng như gánh nặng chi phí điện đối với người dân và doanh nghiệp.
Giá điện tăng 4,8% từ ngày 10/5
Giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), bắt đầu từ ngày 10/5.

Tin mới

Hát xẩm: Thung Nham nơi chốn ngàn năm
Xẩm không chỉ là một loại hình giải trí mộc mạc mà còn mang giá trị văn hóa – lịch sử sâu sắc, phản ánh đời sống và tâm hồn người dân Bắc Bộ xưa.
Vì sao xăng vẫn "gánh" hai loại thuế, phí?
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt và phí bảo vệ môi trường với xăng là phù hợp với định hướng giảm phát thải mà Việt Nam cam kết tại COP26.