Thứ bảy, 23/11/2024 08:10 (GMT+7)
Thứ hai, 15/02/2021 10:54 (GMT+7)

Xảy ra động đất tại nhiều nơi trên thế giới

Theo dõi KTMT trên

Đêm 13/2, một trận động đất mạnh 7,3 độ richter xảy ra tại thành phố Fukushima (Nhật Bản), Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết, trận động đất được cho là dư chấn từ trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra hồi năm 2011.

Theo đó, vào đêm 13/2, tại khu vực ngoài khơi tỉnh Fukushima. Cơ quan Thời tiết quốc gia (NWS) cho biết, cường độ ban đầu của trận động đất được ghi nhận ở mức 7,1 độ richter nhưng sau đó tăng lên 7,3 độ richter.

Chấn động xảy ra tại ít nhất 10 khu vực của Nhật Bản ở phía Bắc, Đông Bắc và trung tâm đảo Honshu, bao gồm cả 2 tỉnh Fukushimam, Miyagi và thành phố Tokyo.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết, trận động đất được cho là dư chấn từ trận động đất mạnh 9,0 độ richter vào ngày 11/3/2011. Đó là năm chứng kiến trận động đất kinh khủng nhất trên thế giới trong 25 trở lại đây. Nó đã gây ra sóng thần, giết chết gần 20.000 người, và gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima.

Tính đến tối ngày 14/2, số người bị thương trong trận động đất 7,3 độ richter ở Nhật Bản đã lên tới 150 người, tăng so với báo cáo về 124 trường hợp trước đó. Hầu hết những người bị thương sinh sống tại tỉnh Miyagi và Fukushima.

Ngày 14/2, Sputnik dẫn lời Cục Khí tượng Nhật Bản cho biết, một trận động đất với cường độ khoảng 5,2 độ richter đã xảy ra lúc 16h30 ngày 14/2 (giờ địa phương) với tâm chấn nằm ở độ sâu 50 km dưới mặt biển gần tỉnh Fukushima của nước này.

Xảy ra động đất tại nhiều nơi trên thế giới - Ảnh 1
Sạt lở đất do trận động đất hôm 13/2. (Ảnh: Internet)

Chính phủ Nhật Bản đã thành lập nhóm đặc nhiệm để ứng phó với thảm họa. Tại cuộc họp khẩn với một số bộ trưởng ngày 14/2, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Chính phủ nước này đang cố gắng khắc phục những hậu quả của trận động đất, như sạt lở đất, mất điện… đồng thời nhấn mạnh, người dân cần tiếp tục cảnh giác và chủ động ứng phó với các đợt dư chấn có thể đạt độ lớn tới 6 độ richter hoặc cao hơn.

Giới chức nước này cũng khuyến cáo người dân sẵn sàng các biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân, hạn chế đi vào khu vực nguy hiểm và cảnh giác trước các đợt rung chấn vào ban đêm.

Động đất thường xảy ra ở Nhật Bản. Đây là một trong những quốc gia có nhiều địa chấn nhất. Nhật Bản chiếm khoảng 20% các trận động đất có cường độ 6 độ richter trở lên trên thế giới.

Không chỉ tại Nhật Bản, chiều 14/2, một trận động đất có cường độ 5,1 độ đã làm rung chuyển địa điểm cách thành phố Palu của Indonesia 247 km về Bắc - Đông Bắc. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, tâm chấn của trận động đất ở độ sâu 53,71 km, ban đầu được xác định ở 1,2795 độ vĩ Bắc và 120,3318 độ kinh Đông.

Trong khi đó, cùng ngày, một trận động đất với cùng cường độ đã được ghi nhận tại Laomera, Guatemala. Cơ quan trên cho biết trận động đất này có tâm chấn ở độ sâu 35 km, bước đầu được xác định ở 13,623 độ vĩ Bắc và 91,3539 độ kinh Tây.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Xảy ra động đất tại nhiều nơi trên thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới