Thứ năm, 21/11/2024 16:43 (GMT+7)
Thứ tư, 25/09/2024 06:00 (GMT+7)

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3)

Theo dõi KTMT trên

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, “xanh hóa” năng lượng là xu thế tất yếu trên thế giới và cả Việt Nam. Điều này đã được thể hiện trong chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 1

Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo vô cùng dồi dào, điển hình như điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG… Cùng với đó, nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng này ngày một tăng cao. Nhiều năm qua, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chín tại COP26. Và, chuyển đổi năng lượng xanh là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam có thể thực hiện cam kết đó.

Về vấn đề này, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế để làm rõ hơn về những cơ hội, thách thức của việc “xanh hóa năng lượng”.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 2
“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 3

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Như chúng ta biết, nếu Việt Nam muốn thực hiện mục tiêu Netzero vào năm 2050 thì rõ ràng phải tích cực trong việc chuyển đổi xanh. Chuyển đổi xanh là một khái niệm rất lớn trong đó có tài chính xanh, kinh tế xanh, môi trường xanh, giao thông xanh và năng lượng xanh…Ngoài ra, còn rất nhiều hạng mục khác nữa.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 4

Đối với nền kinh tế nói chung và cộng đòng doanh nghiệp nó riêng, tôi cho rằng, chuyển đổi xanh hiện nay nó đã trở thanh vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải là sự khuyến khích hay hưởng ứng nữa.

Hiện nay, việc đo lường, tính toán chuyển đổi xanh đã được thực hiện. Trên thế giới, các doanh nghiệp cũng đã mua bán tín chỉ carbon. Tại Việt Nam, vào cuối năm 2023, chúng ta đã lần đầu tiên chính thức bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng và thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỉ đồng). Các tỉnh có chủ rừng được chi trả chuyển nhượng tín chỉ carbon là Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay đang rất lúng túng trong việc chuyển đổi xanh thế nào.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 5

-PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Có thể nói, “xanh hóa” năng lượng là xu thế tất yếu trên thế giới và cả Việt Nam. Dù có thách thức, phát triển năng lượng xanh và sử dụng điện tiết kiệm vẫn mang lại nhiều cơ hội và là một trong những giải pháp đưa chúng ta đến Netzero vào năm 2050 theo mục tiêu của Chính phủ.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 6

Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn đã tự xây dựng các cơ sở, kế hoạch để chuyển đổi năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Các doanh nghiệp đều đưa ra lộ trình sản xuất và quyết tâm tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để vừa tăng hiệu quả sản xuất, vừa giảm bớt năng lượng điện tiêu thụ trong nên kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đây là vấn đề cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Thứ nhất, chúng ta đang thiếu cơ chế rõ ràng cho các doanh nghiệp xây dựng điện áp mái cũng như là các hình thức khác có thể dẫn đến năng lượng xanh. Bởi khi thừa họ thừa không biết bán cho ai, không biết làm gì dẫn đến lãng phí. Nhưng khi thiếu thì họ cũng không được cung cấp, vì khi đã ký hợp đồng dài hạn giữa các doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp kinh doanh thì nó không có những cung cấp theo thời gian mà chỉ mang tính bổ sung khi năng lượng điện mặt trời không đạt được mục tiêu chúng ta mong muốn.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 7
“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 8
“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 9

-Có thể nói, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được coi là một trong những nguồn năng lượng xanh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian tới. Theo nghiên cứu, khí LNG là nguồn năng lượng sạch với hàm lượng khí thải thấp hơn rất nhiều so với các loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến khác như than đá, xăng, dầu. Quá trình đốt cháy khí tự nhiên không thải ra muội than, bụi hoặc khói.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc chuyển sang sử dụng LNG giúp các phương tiện giao thông giảm lượng khí thải từ 13% - 21% so với xăng và dầu diesel. Bên cạnh đó, LNG còn có hiệu suất đốt cháy rất cao, giúp chủ phương tiện tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu. Do vậy, LNG thực sự là nguồn năng lượng sạch, giúp cắt giảm khí thải và bảo vệ môi trường hiệu quả.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 10

Nhiệt điện LNG sẽ giảm phát thải carbon, qua đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và bầu khí quyển. (Ảnh minh hoạ).

Vì vậy, tôi cho rằng việc phát triển điện khí LNG là một phần vô cùng quan trong trong việc chuyển đổi năng lượng xanh hướng đến đảm bảo an ninh năng lượng.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 11

-Tôi cho rằng, việc đang dạng nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm an ninh năng lượng là điều bắt buộc phải làm. Việc Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) là rất quan trọng. Trong quy hoạch điện VIII đã đưa ra được nhu cầu, khả năng cung cấp điện và các kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống điện Việt Nam trong khoảng thời gian đến năm 2030. Quy hoạch này còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tăng trưởng và phát triển của hệ thống mạng lưới cung cấp, sản xuất hoạt động của lưới điện.

Tôi từng nhiều lần khẳng định, Quy hoạch điện VIII nó như một định hướng có ý nghĩa rất quan trọng cho việc bảo đảm năng lượng điện cho nền kinh tế phát triển và an ninh năng lượng. Bởi chúng ta đều biết, nếu không có điện không thể phát triển, muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thu hút đầu tư nước ngoài thì đòi hỏi phải có lượng điện ổn định, thường xuyên, liên tục.

Nhiều người vẫn thường nói rằng, mỗi năm nhu cầu về điện năng thường tăng lên khoảng 10%. Tuy nhiên, chúng ta nhìn lại trên thực tế có tăng không và nếu tăng thì có tăng ở mức đó không? Vậy chúng ta phải đầu tư thế nào để có được các cơ sở sản xuất điện đáp ứng được mục tiêu 10%. Từ đó dẫn đến chuyện, nguồn lực ở đâu, Nhà nước đầu tư bao nhiêu, tư nhân bao nhiêu, kêu gọi vốn đầu tư ra sao,… tất cả liên quan đến quy hoạch điện. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu, từng bộ, ngành, từng địa phương phải có chuẩn bị chi tiết theo kế hoạch đề ra để thực hiện.

“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 12
“Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3) - Ảnh 13

Văn Chương (thực hiện)
Thiết kế: Hải An

Bạn đang đọc bài viết “Xanh hóa” năng lượng - Bước đi tất yếu mang tính bền vững (Bài 3). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.