Thứ sáu, 19/04/2024 16:16 (GMT+7)
Thứ ba, 29/11/2022 06:43 (GMT+7)

Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều dư địa phát triển về công nghiệp

Theo dõi KTMT trên

Với những lợi thế vượt trội, vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng, với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội, có nhiều dư địa phát triển về công nghiệp.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH được kỳ vọng là “đầu tàu cả nước thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, có nhiều giải pháp phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế này của vùng, luôn cần những giải pháp bứt phá, đồng bộ

Cách trung tâm Hà Nội hơn 40 km nằm ngay cạnh cao tốc Hà Nội - Lao Cai, Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều dư địa phát triển về công nghiệp - Ảnh 1

Vùng đồng bằng sông Hồng, với 11 tỉnh thành, 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là 1 trong 2 "đầu tàu" kinh tế của cả nước. (Ảnh: internet)

Sau nhiều năm phát triển, tăng trưởng công nghiệp của Vĩnh Phúc lên tới hơn 21% mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều rào cản.

Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cho biết: "Liên kết và kết nối diện rộng giữa các khu công nghiệp của Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành; sự kết nối về logistics, về xuất nhập cảnh chưa có sự liền mạch, cần tập trung giải quyết trong thời gian tới".

Vùng đồng bằng sông Hồng, với 11 tỉnh thành, 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là 1 trong 2 "đầu tàu" kinh tế của cả nước. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp trong vùng còn thiếu bền vững, thiếu liên kết. Chưa kể, việc thiếu quy hoạch vùng, phân bổ nguồn lực chưa hợp lý và chồng chéo trong thu hút đầu tư của mỗi địa phương.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho hay: "Các địa phương là cực tăng trưởng cũng chỉ tập trung công nghệ cao, địa phương không phải cực tăng trưởng chẳng hạn thì có thể tham gia phát triển về công nghiệp phụ trợ, như vậy sẽ có sự phân công, chứ không bây giờ địa phương nào cũng phát triển bằng mọi giá về những ngành, lĩnh vực mà các địa phương khác đã làm rồi thì nó sẽ không phát huy được".

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhận định: "Chúng ta còn phải tiếp tục hoàn thiện một số những cái công cụ quan trọng khác, ví dụ như về quản lý và sử dụng các nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư từ ngân sách để đảm bảo được sự lan tỏa và hiệu quả của nó. Cái tầm của vùng và tạo ra cái sự lan tỏa từ đó mạnh hơn nữa trong không chỉ nội vùng, mà còn với liên kết các vùng khác tác động cho các vùng khác và liên kết và tác động tới cả nước".

Mới đây, một nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Bộ Chính trị ban hành. Đây sẽ là những định hướng quan trọng và động lực cho cả vùng này phát triển.

Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút nguồn vốn FDI

Đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế hấp dẫn các nhà nước ngoài nhờ vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất cả nước.

Tuy nhiên, hạn chế mà nhiều địa phương trong Vùng Đồng bằng sông Hồng đang gặp phải là thu hút được nhiều dự án FDI quy mô lớn, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực, ngành sử dụng nhân công giá rẻ như: dệt may, dày dép, lắp ráp thiết bị và bất động sản, nên việc lôi kéo các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, công nghiệp phụ trợ chưa có, liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa cao, đòi hỏi những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.

ông Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Viện nghiên cứu đầu tư quốc tế nhận định: "Chúng ta phải lựa chọn dự án, đối tác phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không được để ra sai sót trong việc lựa chọn dự án. Thúc đẩy nền kinh tế tư nhân phát triển để xây dựng nền công nghiệp phụ trợ, xây dựng lĩnh vực công nghiệp mới, nhằm nâng cao chất lượng và lựa chọn dự án mà hiện nay Việt Nam cần đón đầu về công nghệ mới".

Cùng với đó, nhiều địa phương trong Vùng cũng đang đối mặt với vấn đề thiếu quỹ đất sạch quy mô lớn để thu hút đầu tư. Theo đó, bên cạnh tăng chất lượng dòng vốn FDI, tạo quỹ đất sạch để thu hút được những dự án FDI lớn cũng là điều các địa phương trong vùng cần quan tâm trong thời gian tới.

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính đất liền và không gian biển của thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch về mặt không gian được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng Đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều dư địa phát triển về công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .