Ngày 23/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị tổng kết Vitas 2023. Tại buổi họp báo, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệ
Ông Vũ Đức Giang cho biết, năm 2023 ngành dệt may chịu tác động, lượng hàng hoá tồn kho toàn cầu thách thức rất lớn, làm cho nền công nghiệp dệt may chịu tác động lớn. Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 ước đạt hơn 40 tỷ USD, giảm 9 % so với năm 2022. Xuất khẩu hàng may mặc ước giảm 3,1 tỷ USD, tương đương 8,9%, xuất khẩu vải ước giảm 186 triệu USD, tương đương 6,9%, xuất khẩu sơ sợi ước giảm 485 triệu USD tương đương 10,3%, xuất khẩu nguyên phụ liệu ước giảm 218 triệu USD, tương đương 16%.
Năm 2023, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi rõ rệt. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh như: đồ nỉ, quần short, quần áo trẻ em… Ở chiều ngược lại, các mặt hàng như: đồ bảo hộ lao động, bộ comple, quần áo y tế, quần jeans lại tăng nhanh. Lần đầu tiên hàng dệt may Việt Nam có mặt tại 104 thị trường, vùng lãnh thổ.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, chủ trì buổi họp báo
Để đạt được những kết quả trên, theo ông Vũ Đức Giang cần xây dựng giải pháp cùng cộng đồng doanh nghiệp trong chiến lược phát triển bền vững, đạt chuẩn mực trong các điều khoản hợp đồng thương mại, tổ chức đánh giá. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đã đạt rất tốt.
Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng tích cực thực hiện xanh hóa, phát triển bền vững, đầu tư hạ tầng cơ sở trong giảm phát thải nhà kính, thúc đẩy giải pháp phát triển sản phẩm có tính bền vững, chuyển đổi nồi hơi nước bằng điện thay cho đốt than, củi… Cùng với đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đầu tư mạnh về phát triển công nghệ số, tạo minh bạch trong sản xuất kinh doanh.
“Cùng với việc sử dụng sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường như sợi gai, sợi tre… ngành dệt may Việt Nam cũng sắp xếp mô hình cộng đồng doanh nghiệp, chuyển dịch nhanh nhà máy từ thành phố về vùng sâu, vùng xa.. Trong những năm qua, dù khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn đầu tư nhiều nhà máy mới nên giữ được tỷ trọng trong xuất khẩu. Chúng tôi kỳ vọng dịp Noel tháng 12 và Tết dương lịch, các thị trường nhập khẩu lớn sẽ thúc đẩy cho năm 2024 khi họ giảm bớt hàng tồn kho. Trong quý 4/2023, ngành dệt may Việt Nam đã nhận được tín hiệu đơn hàng tốt hơn, thị trường bắt đầu nóng lên, đây là xu thế tốt cho mục tiêu 2024 đang đến gần", ông Vũ Đức Giang cho hay.
Năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động; thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và Môi trường trong Chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (trong đó: 16 FTA đã ký kết và thực thi; 03 FTA đang trong quá trình đàm phán) và là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 được Chính Phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định.
Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, VITAS xây dựng mục tiêu toàn ngành năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.
Tới đây Hội nghị Tổng kết năm 2023 của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) sẽ diễn ra ngày 16/12/2023 tại Khách sạn MELIA HANOI - 44 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với chủ đề chính “PHÁT HUY NỘI LỰC - LIÊN KẾT TOÀN DIỆN - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” - đây là sự kiện quan trọng của Hiệp hội Dệt May Việt Nam năm 2023 để cùng nhìn nhận đánh giá tình hình dệt may trong nước và thế giới; chia sẻ giải pháp giúp Ngành Dệt May vượt qua những thách thức, hướng tới phát triển bền vững và nền kinh tế tuần hoàn.
Bộ Công Thương đã trao đổi và thông báo với Vingroup về quy mô, loại hình, địa điểm của các dự án điện. Những thông tin này đã được Bộ tổng hợp dựa trên đề xuất từ các địa phương và đưa vào danh mục trong dự thảo trình Chính phủ.
Bộ Công Thương cho biết đã cơ bản xây dựng khung giá cho các loại hình điện mới nhưđiện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng; điện mặt trời kết hợp pin lưu trữ.
Trong bối cảnh Mỹ áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam, Bộ Công Thương khẳng định đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2025 vào chiều ngày 4/4, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) đã nêu loạt giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp “trụ vững” trước làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường trong nước bền vững, hiện đại, nâng cao sức mua của nền kinh tế và kích thích tiêu dùng nội địa.
Trung Quốc sẽ áp thuế 34% với toàn bộ hàng hóa của Mỹ từ ngày 10/4, động thái trả đũa trước chính sách thuế quan gần đây của ông Trump đối với nước này.
Các quốc gia trên toàn cầu đã phản ứng mạnh mẽ trước quyết định áp thuế mới của Mỹ, làm gia tăng căng thẳng thương mại và dẫn đến hàng loạt biện pháp đáp trả từ nhiều quốc gia.
UBND TP.Cần Thơ yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp với Công an Thành phố thực hiện cao điểm tổng rà soát, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và tham mưu giải quyết các khu vực, địa điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Người dân xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tập trung bên bờ sông Lam dựng lán để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi của một doanh nghiệp trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 713/QĐ-TTg về việc thành lập một tổ công tác chuyên trách, với mục tiêu tăng cường hợp tác và chủ động thích ứng với các điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.