Chủ nhật, 13/07/2025 13:44 (GMT+7)
Thứ hai, 14/10/2019 15:00 (GMT+7)

Việt Nam đề nghị Ấn Độ nhập khẩu 300 container hương nhang

Theo dõi KTMT trên

Số hương nhang này được sản xuất theo hợp đồng, hiện đang lưu kho nhưng không thể tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu sang bất kỳ nước nào khác.

Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Công Thương Ấn Độ đã có thông báo thay đổi chế độ nhập khẩu thông thường sang nhập khẩu hạn chế đối với mặt hàng hương nhang. Trong khi 90% giá trị nhập khẩu sản phẩm hương nhang thô của Ấn Độ là từ Việt Nam, vì thế Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biện pháp này của Ấn Độ.

Theo các doanh nghiệp (DN) sản xuất hương nhang trong nước, việc thay đổi chế độ nhập khẩu của Ấn Độ đã khiến lượng hàng hóa, nguyên liệu tồn kho của nhiều DN tăng lên mà không thể sử dụng làm sản phẩm khác; gây ảnh hưởng lớn tới lực lượng lao động và nhiều ngành nghề liên quan khác.

Việt Nam đề nghị Ấn Độ nhập khẩu 300 container hương nhang - Ảnh 1
Doanh nghiệp sản xuất hương nhang Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. (Ảnh minh họa: KT)

Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp, căn cứ các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8/2019, có hơn 300 container hàng của các doanh nghiệp Việt Nam đang dưới dạng hàng tồn kho. Một số công hàng hương nhang của Việt Nam đang mắc tại cảng của Ấn Độ.

Trước sự việc này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, do sản phẩm được gia công từ phế phẩm của nhiều ngành hàng khác, vì thế mặt hàng hương nhang mang lại giá trị kinh tế rất cao cho các DN và người lao động, đặc biệt là tại các vùng nông thôn.

Chính vì thế, Bộ Công Thương Việt Nam đang có đề nghị đề nghị với Bộ Công Thương Ấn Độ tiếp tục thông quan các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8, tạm ngưng yêu cầu cấp phép đến sau tháng 10/2019, tạo điều kiện cho DN hai nước xử lý nguyên liệu và sản phẩm tồn đọng.

Tại buổi làm việc với Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã tiếp tục nêu ý kiến đề nghị phía Ấn Độ thúc đẩy giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang của Việt Nam.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nêu rõ, động thái thay đổi chế độ nhập khẩu của Ấn Độ đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất và xuất khẩu hương nhang của Việt Nam, đe dọa sự tồn tại của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang xuất khẩu và cuộc sống của hơn 2,5 vạn lao động.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ Ấn Độ dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, phối hợp cùng tìm cách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu của Ấn Độ.

Lãnh đạo Bộ Công Thương Việt Nam cũng đề nghị Ấn Độ tạo điều kiện thông quan cho các đơn hàng đã có mặt tại cảng của Ấn Độ; cho phép thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8/2019 (với số lượng hàng hóa khoảng 300 container), do các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã tiến hành sản xuất theo hợp đồng, hiện đang lưu kho tất cả số hương nhang này và không thể tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu đi bất kỳ nước nào khác.

Bộ Công Thương cũng lưu ý phía Ấn Độ cân nhắc việc gỡ bỏ chế độ nhập khẩu mới ban hành, để không tiếp tục vi phạm các quy định của WTO cũng như tuân thủ đúng tinh thần của Hiệp đinh Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam đề nghị Ấn Độ nhập khẩu 300 container hương nhang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

GRDP Quảng Ninh tăng 11,03%, đứng top 3 cả nước
Với chủ đề công tác năm 2025 “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”, Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược, khẳng định vai trò đầu tàu vùng Đông Bắc bằng nhiều kết quả tăng trưởng ấn tượng.
SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng
Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Indonesia xem Việt Nam là hình mẫu về phát triển xe điện
Việt Nam có trữ lượng nickel không bằng Indonesia nhưng lại đi nhanh hơn trong mảng xe điện với tỷ lệ nội địa hóa cao, đặc biệt là khả năng tự chủ trong sản xuất từ pin đến xe thành phẩm nhờ “quy trình đơn giản, dễ dàng hơn”.

Tin mới