Thứ bảy, 27/04/2024 15:48 (GMT+7)
Thứ ba, 03/10/2023 14:21 (GMT+7)

Vì sao thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục lao dốc?

Theo dõi KTMT trên

Hết giờ giao dịch sáng nay (3/10), Vn-Index giảm 28,74 điểm (-2,49%), xuống mức 1.126,51 điểm; Vn30-Index dừng ở mức 1.136,73 điểm sau khi giảm 30,4 điểm (-2,6%).

Vn-Index “rơi” gần 30 điểm trong phiên sáng nay

Trong những phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán trong nước đi ngang. Điều này cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư không còn kiên nhẫn và lựa chọn bán ra khiến chỉ số Vn-Index giảm khá sâu.

Theo ghi nhận, hết giờ giao dịch sáng, Vn-Index giảm 28,74 điểm (-2,49%), xuống mức 1.126,51 điểm; Vn30-Index dừng ở mức 1.136,73 điểm sau khi giảm 30,4 điểm (-2,6%).

Sắc đỏ gần như bao trùm bảng giao dịch điện tử khi có tới 474 mã giảm giá, trong khi số mã tăng chỉ là 32. Tại nhóm Vn30, duy nhất 1 mã đứng giá, còn lại đều giảm.

Hầu hết nhóm ngành giảm giá, trong đó, dịch vụ tài chính, hóa chất, bất động sản, dịch vụ tiện ích, vật liệu và xây dựng, tài nguyên, dịch vụ bán lẻ giảm trên 2%.

Vì sao thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục lao dốc? - Ảnh 1

Là mã có mức vốn hóa lớn, lại giảm 4,05% trong phiên sáng nay, VIC tác động mạnh nhất đến sự đi xuống của thị trường; tiếp đến là cổ phiếu ngành thép HPG, các cổ phiếu ngành ngân hàng BID và VPB; kế đến là GAS, GVR. Các mã này lấy đi hơn 9 điểm của Vn-Index.

Trên sàn Hà Nội, lực cung mạnh cũng khiến các chỉ số giảm khá sâu. Đến giờ nghỉ trưa, HNX30-Index tạm dừng ở mức 476,28 điểm, giảm 20,05 điểm (-4,04%); HNX-Index hạ 7,16 điểm (-3,02%), còn 229,57 điểm. Tổng giá trị chuyển nhượng đạt gần 1.300 tỷ đồng.

Á lực từ bên ngoài

Việc thị trường chứng khoán giảm sâu trong những ngày qua là do thị trường còn chịu áp lực do USD tăng rất mạnh trên thị trường quốc tế. Chỉ số DXY tăng vọt lên mức 107,13% vào đầu giờ sáng 3/10 (giờ Việt Nam). Đêm qua, chỉ số này đã vọt từ trên 105 lên trên 106 điểm. Đây là một mức giá rất cao nếu so với ngưỡng 100 điểm hồi giữa tháng 7. Chỉ số DXY hiện mức cao nhất trong 6,5 tháng.

Đồng USD tăng mạnh thường khiến dòng vốn bị rút khỏi các thị trường mới nổi, chảy về Mỹ. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu “diều hâu” sẽ tiếp tục tăng lãi suất và giữ trong thời gian dài. Hiện, lãi suất quỹ liên bang ở mức cao nhất 22 năm là 5,25%-5,5%. Fed có thể tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong tháng 11.

Với mức lãi suất cao như hiện tại, nhiều người lo ngại dòng vốn có thể bị rút ra ở nhiều thị trường chứng khoán khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.

Chênh lệch lãi suất hiện ở mức cao. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng hiện chỉ quanh quẩn ở mức 0,15-0,19%/năm.

Chênh lệch lãi suất lớn dẫn tới hiện tượng giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade), qua đó khiến nhu cầu đồng USD tăng vọt. Điều này cũng đồng nghĩa với áp lực bán các loại tiền tệ khác, trong đó có yen Nhật, franc Thụy Sĩ và cả vàng tăng mạnh. Dòng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi (EM) cũng đẩy USD đi lên.

Giới đầu tư cũng lo ngại hiện tượng giá cả hàng hóa leo thang, trong đó có giá xăng dầu. Qua đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một yếu tố cũng ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường là việc NHNN giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về 30% từ ngày 1/10, theo đúng như lộ trình đã vạch ra trước đó theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN.

Theo Chứng khoán KBSV, động thái này sẽ làm chậm quá trình giảm lãi suất cho vay các kỳ hạn dài của các ngân hàng. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới lĩnh vực bất động sản. Các doanh nghiệp lĩnh vực này còn rất nhiều khó khăn, chưa hồi phục sau cú sốc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản trầm lắng kéo dài hơn năm qua.

Việc NHNN hút bớt tiền cũng như kiểm soát vốn ngắn hạn cho vay dài hạn được xem là động thái để kiểm soát tỷ giá khi đồng USD tăng vọt. Tuy nhiên, theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), NHNN có thể phải bán ngoại tệ can thiệp nếu USD Index tăng lên mức 110 điểm.

Áp lực trên thị trường chứng khoán trong ngắn hạn là lớn. Đây cũng là thời điểm thiếu vắng thông tin hỗ trợ, trong khi thế giới còn nhiều thông tin bất lợi.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Vì sao thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục lao dốc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới