Thứ năm, 03/04/2025 09:08 (GMT+7)
Thứ tư, 03/07/2024 19:29 (GMT+7)

Vì sao Công ty Môi trường Sông Công bị xử phạt 260 triệu đồng?

Theo dõi KTMT trên

Công ty TNHH Môi trường Sông Công vì đã có hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần, trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000m³/giờ đến dưới 30.000m³/giờ.

Ngày 3/7, ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký văn bản số 1509/QĐ-UBND ngày 03/07/2024 xử phạt Công ty TNHH Môi trường Sông Công vì đã có hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần, trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000m³/giờ đến dưới 30.000m³/giờ.

Với sai phạm trên, công ty này bị xử phạt hành chính 260 triệu đồng. Bên cạnh đó, Công ty Môi trường Sông Công buộc phải đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường (Lò sấy bùn) trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Vì sao Công ty Môi trường Sông Công bị xử phạt 260 triệu đồng? - Ảnh 1
Trong các ngày 15/5 và 28/5, Sở TN&MT Thái Nguyên đã phối hợp với UBND Tp. Sông Công, UBND xã Bá Xuyên (Tp.Sông Công) lấy mẫu khí thải của 2 lò đốt chất thải công nghiệp và lò sấy bùn để đánh giá hiệu quả xử lý.

Đồng thời, công ty cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: Chi trả kinh phí trưng cầu giám định theo quy định; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thái Nguyên có văn bản thông tin kết quả đánh giá chất lượng khí thải và đề nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Môi trường Sông Công.

Trong các ngày 15/5 và 28/5, Sở TN&MT Thái Nguyên đã phối hợp với UBND Tp. Sông Công, UBND xã Bá Xuyên (Tp.Sông Công) lấy mẫu khí thải của 2 lò đốt chất thải công nghiệp và lò sấy bùn để đánh giá hiệu quả xử lý.

Theo đó, trong các ngày 15/5 và 28/5, Sở TN&MT Thái Nguyên đã phối hợp với UBND Tp. Sông Công, UBND xã Bá Xuyên (Tp.Sông Công) lấy mẫu khí thải của 2 lò đốt chất thải công nghiệp và lò sấy bùn để đánh giá hiệu quả xử lý.

Kết quả phân tích cho thấy, trong khí thải sau xử lý của lò sấy bùn có thông số bụi tổng (454mg/Nm³) vượt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ, vi phạm quy định Luật Bảo vệ môi trường.

Cụ thể, hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 3 lần (kết quả lấy mẫu và phân tích đánh giá chất lượng khí thải lò sấy bùn theo chế độ đột xuất trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m²/giờ đến dưới 35.000 m²/giờ). 

Theo đó, vào hồi 15h20 phút, ngày 15/5 tại ống khói lò sấy bùn Khu liên hợp xử lý chất thải Sông Công của Công ty TNHH Môi trường Sông Công (vị trí xả thải có toạ độ: 105°58'07,0"-21°30'52.9") đã thải bụi, khí thải ra môi trường có chỉ tiêu bụi tổng là 454 mg/Nm3 vượt 2,8375 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ (cột B), áp dụng Kp = 0,8, Kv = 1, trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m²/giờ đến dưới 35.000 m/giờ.

Công ty TNHH Môi trường Sông Công hoạt động trong lĩnh vực xử lý, tái chế rác thải trên địa bàn thành phố Sông Công, trực tiếp quản lý vận hành Khu liên hiệp xử lý chất thải Sông Công (xóm Tân Mỹ 2, xã Tân Quang, Tp.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) có diện tích hơn 26,5 ha, công suất thiết kế trên 3.500 tấn/ngày.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Công ty Môi trường Sông Công bị xử phạt 260 triệu đồng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.