Thứ bảy, 05/07/2025 09:07 (GMT+7)
Chủ nhật, 06/09/2020 11:00 (GMT+7)

Vì môi trường biển không rác thải nhựa

Theo dõi KTMT trên

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở nước ta do rác thải nhựa tiếp tục gia tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, sinh vật và sức khỏe người dân thời gian qua. Nguyên nhân là do các nguồn thải trên đất liền và các nguồn thải trên biển, năng lực quản lý, thu gom, xử lý còn hạn chế, nhất là ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân chưa cao.

Vì môi trường biển không rác thải nhựa - Ảnh 1
Thu gom rác thải nhựa trên bãi biển huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: HOÀNG MINH

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT), rác thải nhựa chiếm khoảng từ 50% đến 80% lượng rác thải biển. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có lượng chất thải xả ra biển nhiều thứ tư trên thế giới, với khối lượng khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 6% tổng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới).

Theo các chuyên gia, nguồn gây ô nhiễm chính liên quan đến chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam bao gồm nguồn thải trên đất liền và các nguồn thải trên biển (hoạt động vận tải trên biển, đánh bắt, sự cố thiên nhiên, chất thải trôi nổi trên biển và các hoạt động khác). Mặt khác, trong những năm qua, ngành du lịch biển phát triển mạnh mẽ, mỗi năm thu hút hàng trăm triệu lượt khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Vì vậy, khối lượng chất thải nhựa do khách du lịch thải ra các khu du lịch biển Việt Nam năm 2020, dự báo khoảng hơn 206 nghìn tấn, trong đó gần 40% xả ra biển. Nhiều bãi biển đẹp như Vịnh Hạ Long, tại một số đảo như Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Chàm..., đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là lượng rác thải nhựa ngày một gia tăng.

Đáng lo ngại, chất thải nhựa có kích thước micro (nhỏ,

Bạn đang đọc bài viết Vì môi trường biển không rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thách thức Net Zezo khi CO² vượt ngưỡng báo động
Theo dữ liệu công bố từ Viện Hải dương học Scripps và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), nồng độ khí CO² trung bình trong khí quyển tháng 5/2025 đã chính thức vượt ngưỡng báo động 430 phần triệu (ppm).

Tin mới