Thứ bảy, 20/04/2024 18:57 (GMT+7)
Thứ hai, 25/10/2021 08:55 (GMT+7)

Trung Quốc đặt lộ trình mới về cắt giảm khí thải carbon

Theo dõi KTMT trên

Ngày 24/10, Trung Quốc tái khẳng định các cam kết gồm vào năm 2030 sẽ đưa mức phát thải giảm dần. Đến năm 2060 sẽ đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon và hoàn tất thiết lập nền kinh tế xanh và tuần hoàn.

Quốc gia phát thải carbon lớn nhất trên toàn cầu

Theo một phân tích của công ty nghiên cứu toàn cầu Rhodium Group (Mỹ), trong năm 2019 Trung Quốc phát thải 14,1 gigatons khí CO2 ra bầu khí quyển - nhiều hơn gấp 3 mức năm 1990 và tăng 25% trong thập kỉ qua. Trung Quốc là nơi sinh sống của hơn 1,4 tỉ người và lượng khí thải bình quân đầu người của nước này đạt 10,1 tấn hàng năm, tăng gần gấp 3 lần trong vòng 2 thập kỉ qua.

Trung Quốc đặt lộ trình mới về cắt giảm khí thải carbon - Ảnh 1
Khói bốc lên từ một nhà máy thép vào ngày 19 tháng 11 năm 2015, ở tỉnh công nghiệp Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer)

Nếu muốn ngăn chặn thảm họa nóng lên toàn cầu, lượng khí nhà kính toàn cầu phải giảm - và giảm nhanh chóng. Một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2019 cảnh báo rằng, thế giới phải cắt giảm lượng khí thải 7,6% mỗi năm cho đến năm 2030 để giữ nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C - tham vọng được nêu trong Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, DW (Đức) thông tin.

Đặc phái viên Xie Zhenhua cho biết, tại một diễn đàn tài chính ở Bắc Kinh vào tháng 7/2021 rằng Trung Quốc trong tương lai gần sẽ đưa ra một kế hoạch quyết liệt nhất nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

Hành động gần đây nhất của Trung Quốc 

Trong hướng dẫn mới, Chính phủ Trung Quốc tái khẳng định các cam kết gồm vào năm 2030 sẽ đưa mức phát thải lê đỉnh điểm, ổn định và giảm dần. Đến năm 2060 sẽ đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon và hoàn tất thiết lập nền kinh tế xanh, carbon thấp và tuần hoàn.

Theo hướng này, Trung Quốc sẽ dần tăng thị phần tiêu thụ năng lượng từ các nguồn tài nguyên không phải hóa thạch lên khoảng 20% vào năm 2025, lên khoảng 25% vào năm 2030 và hơn 80% vào năm 2060. Cùng với đó, vào năm 2025, Trung Quốc sẽ giảm lượng khí thải CO2 trên một đơn vị GDP khoảng 18% so với năm 2020 và vào năm 2030, sẽ giảm hơn 65% so với năm 2005.

Hướng dẫn được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua Trung Quốc đương đầu với tình trạng thiếu hụt năng lượng, đe dọa phủ bóng đen lên các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tình trạng này cũng xảy ra vào đúng lúc các quốc gia đang chuẩn bị tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), hội nghị khí hậu quan trọng. 

Nội dung hướng dẫn được đăng trên Tân Hoa xã có đoạn nêu rõ Trung Quốc nên "quản lý mối liên hệ giữa giảm ô nhiễm và giảm carbon và an ninh năng lượng, an ninh chuỗi cung ứng công nghiệp, an ninh lương thực và cuộc sống của người dân". Hướng dẫn cũng kêu gọi phản ứng hiệu quả với những nguy cơ nảy sinh trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và ít phát thải carbon để tránh phản ứng thái quá và đảm bảo quá trình giảm khí thải carbon diễn ra một cách an toàn.

Các nhà hoạt động vì khí hậu kỳ vọng Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, sẽ bắt đầu giảm tiêu thụ than đá sớm hơn mục tiêu hiện nay là vào năm 2026. Tuy nhiên, tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng trong thời gian qua đã khiến chính phủ nước này thêm áp lực trong việc quyết định khẩn cấp đẩy mạnh sản xuất than đá để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính ban đầu của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi chính một vài địa phương của quốc gia này. Nguyên nhân được cho là các tỉnh/địa phương tranh thủ thực hiện các dự án năng lượng cao và phát thải cao trước năm 2030.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc đặt lộ trình mới về cắt giảm khí thải carbon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó nguy cơ cháy rừng
Tình trạng nắng nóng gay gắt dự báo diễn ra tháng 4-6/2024, nhiều địa phương cần chủ động phòng, chữa cháy rừng tại các khu vực có nguy cơ cao. Vừa qua Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia.

Tin mới