Thứ ba, 26/11/2024 07:32 (GMT+7)
Thứ sáu, 14/08/2020 15:05 (GMT+7)

Triển vọng nào với nhà ở thương mại TP.HCM?

Theo dõi KTMT trên

Phân khúc nhà ở thương mại tại TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát trên phạm vi toàn thế giới, kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu của người dân, nhiều rào cản về pháp lý và giấy phép vẫn tồn đọng...

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam, đây cũng có thể được coi là thời điểm vàng để đầu tư với một số nhà đầu tư có năng lực trên thị trường.

Triển vọng nào với nhà ở thương mại TP.HCM? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN.

Theo phân tích của Savills Việt Nam, trên cả hai phân khúc là căn hộ và biệt thự nhà phố đều chứng kiến sự sụt giảm về nguồn cung đáng kể. Nguồn cung căn hộ trên thị trường sơ cấp nửa đầu năm giảm âm 52% theo năm, với hơn 9.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với phân khúc biệt thự nhà phố, với lượng sản phẩm biệt thự/nhà phố, đất nền sơ cấp đã giảm âm 43% theo năm xuống còn 3.250 căn/nền; trong đó, đất nền giảm mạnh hơn (giảm âm 53% theo năm) so với biệt thự/nhà phố (giảm âm 23%)…

Theo Savills Việt Nam, khi thị trường đi xuống, đa số các nhà phát triển bất động sản đều sẽ giữ tâm lý thận trọng do tâm lý không chắc chắn về thị trường, còn các nhóm hay cá nhân đầu tư sẽ khá e dè do việc mua bán tài sản hay dự án đều phải cần một nguồn vốn lớn. Cùng với đó, cũng có không ít bộ phận các đơn vị chủ đầu tư phải bán tháo bớt tài sản và các danh mục đầu tư của mình do thua lỗ trong kinh doanh.

Tuy vậy, dưới một góc nhìn lạc quan ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam nhận định: “Thời điểm khó khăn này, từ một góc nhìn khác, lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sản không chỉ trong và ngoài nước. Với những chính sách và chủ trương thiết thực nhằm trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án bất động sản tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung”.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Khánh Duy, việc nỗ lực triển khai tuyến đường sắt Metro của UBND Thành phố, đi cùng với việc hoàn thiện triệt để việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quận vệ tinh như Quận 9, Nhà Bè, sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho việc mở rộng và kết nối các khu độ thị mới, nhằm giải tải cho các khu vực trung tâm.

Đứng từ góc nhìn của một đơn vị môi giới bất động sản chuyên nghiệp, ông Duy nhân định thêm: “Việc tạm thời hạn chế trong các hoạt động kinh doanh có thể coi là thời điểm tốt để bản thân chủ doanh nghiệp sản tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới các phân khúc bất động sản có tiềm năng lớn như bất động sản công nghiệp hay nghỉ dưỡng, và tiến hành hoàn thành các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép nhằm đón đầu cho chu kỳ phát triển bất động sản tiếp theo trong vòng 1, 2 năm tới”.

Nhận định về các chính sách thủ tục pháp lý, ông Duy cũng cho rằng đây là việc cần làm của Chính phủ, trong việc kiểm soát hoạt động của các chủ đầu tư bất động sản.

“Có thể coi những yêu cầu về thủ tục giấy phép do Nhà nước ban hành là một tấm màng lọc lớn, nhằm giữ lại cho người dân được lựa chọn và sử dụng những sản phẩm sạch và chất lượng, đồng thời giúp thị trường loại bỏ ngay các công ty môi giới bất động sản không uy tín hoặc có năng lực tài chính yếu kém”, ông Duy nhấn mạnh.

Theo quan điểm cá nhân, ông Duy cho rằng Nhà nước cần xem xét và mở rộng hơn về chính sách và quy trình thủ tục mua bán bất động sản đối với khách hàng người nước ngoài. Có thể kể đến như tăng tỉ lệ quota số lượng căn hộ bán cho người nước ngoài, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính - cho phép ký hợp đồng mua bán điện tử, đơn giản hóa việc thanh toán tiền mua bất động sản, cho phép đóng các loại thuế phí trực tuyến, minh bạch và ra các hướng dẫn và đấy nhanh tiến độ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất - sổ đỏ, sổ hồng.

“Chúng ta cũng có thể kỳ vọng trong tương lai gần, việc đơn giản hóa những thủ tục này sẽ sớm được thực thi, tạo điều kiện phát triển tốt hơn cho không chỉ lĩnh vực bất động sản nhà ở thương mại, mà còn cho cả nền kinh tế nói chung”, ông Duy chia sẻ.

Thu Hằng

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng nào với nhà ở thương mại TP.HCM?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới