Thứ năm, 25/04/2024 01:38 (GMT+7)
Chủ nhật, 07/07/2019 08:45 (GMT+7)

Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có bước tiến dài trong ứng dụng công nghệ thông tin và là một trong những Bộ tiên phong trong thực hiện Chính phủ điện tử.

Hôm qua (6/7), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT nhằm thảo luận Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành Giáo dục. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, các thành viên Ban chỉ đạo và đại diện một số doanh nghiệp lớn về công nghệ.

Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục - Ảnh 1
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp - Nguồn: Bộ GD&ĐT

Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT cho biết, ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục được chia thành 6 cấu phần, bao gồm: Ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành nội bộ của Bộ GD&ĐT; Ứng dụng trong quản lý ngành; Ứng dụng trong hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Hạ tầng, thiết bị và an toàn thông tin; Nguồn nhân lực sử dụng CNTT; Chính sách ứng dụng CNTT.

Trong đó, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của Bộ GD&ĐT là các hệ thống được xây dựng nhằm hiện đại hóa và hỗ trợ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ. Các hệ thống này được xây dựng căn cứ trên các yêu cầu về phát triển Chính phủ điện tử, cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành gồm: Hệ thống dùng chung toàn ngành, hệ thống dùng ở các cơ sở. Trong đó, hệ thống dùng chung toàn ngành là các giải pháp giúp thực thi công tác quản lý ngành có hiệu quả thông qua việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD&ĐT nhằm cung cấp thông tin quản lý giáo dục cho các các quản lý phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân là các ứng dụng hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành, truyền tải thông tin và tạo công cụ giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ như Cổng thông tin điện tử; Cổng dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống một cửa điện tử.

Đối với ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai kho học liệu số dùng chung toàn ngành, kho bài giảng e-learining, hệ thống dạy học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến, Hệ tri thức Việt số hóa…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng: khung kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT ít nhất cần có 4 thành tố, trong đó đầu tiên phải quan tâm xây dựng là trục kết nối tích hợp, liên thông dữ liệu từ Chính phủ, Bộ GD&ĐT đến các cơ sở. Tiếp theo cần ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành của Bộ GD&ĐT. Sau đó là ứng dụng CNTT trong quản lý ngành. Cuối cùng là ứng dụng CNTT liên quan đến phục vụ các hoạt động dạy học, hoạt động dịch vụ giáo dục để khuyến khích xã hội hóa.

Để có thể vận hành tốt các thành tố nói trên, Bộ trưởng lưu ý đến các điều kiện để triển khai thực hiện, bao gồm: Hệ thống phần mềm; thiết bị kết nối đầu cuối; hạ tầng dùng chung và an toàn thông tin; nhân lực sử dụng và các văn bản quy định.

Trên cơ sở khung kiến trúc tổng thể về CNTT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Cục CNTT, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các vụ cục liên quan chọn ra các hạng mục ưu tiên để triển khai ngay trong năm 2019-2020.

Trong đó, tập trung rà soát để thấy được thực trạng hiện nay, những gì đã có, chưa có, những gì cần bổ sung để có bài toán tổng thể về đầu tư, có phân loại theo lộ trình 5 năm và từng năm theo đúng hướng dẫn của Chính phủ. Trên cơ sở các hạng mục, đề xuất hạng mục nào Bộ GD&ĐT sẽ đầu tư, hạng mục nào địa phương hay cơ sở đầu tư, hạng mục nào có thể xã hội hóa.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.
Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

Tin mới