Thứ sáu, 04/04/2025 22:32 (GMT+7)
Thứ năm, 29/07/2021 08:12 (GMT+7)

TP.HCM: Quân đội tham gia xử lý rác thải phát sinh do dịch Covid-19

Theo dõi KTMT trên

UBND TP.HCM giao Bộ Tư lệnh thành phố cùng với lực lượng tuyến quận, huyện, TP.Thủ Đức chỉ đạo, tổ chức thu gom, phân loại, tạm trữ chất thải phát sinh do dịch Covid-19.

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về triển khai hiệu quả công tác quản lý các loại chất thải rắn phát sinh do dịch Covid-19 trên địa bàn. 

Theo đó, Bộ Tư lệnh TP.HCM cùng với UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo, tổ chức công tác phân loại, lưu chứa, tạm trữ chất thải y tế, vệ sinh thu gom rác, trang bị phòng hộ cho lực lượng tác nghiệp tại các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa, bệnh viện dã chiến thu dung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú… đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hướng dẫn của cơ quan y tế chuyên ngành và quy định về môi trường của Bộ TN&MT. 

Trong quá trình hoạt động, nếu có phát sinh các chi phí liên quan nhằm đảm bảo cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 được quản lý hiệu quả, đúng quy định, không bị ùn ứ; Đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo Sở Y tế hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

TP.HCM: Quân đội tham gia xử lý rác thải phát sinh do dịch Covid-19 - Ảnh 1
Hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải tại các cơ sở cách ly.

Mặt khác, để triển khai công tác quản lý chất thải rắn khi TP.HCM thực hiện cách ly y tế tại nhà cho các đối tượng F0 và F1, UBND TP.HCM giao UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu, tổ chức thực hiện đúng và đầy đủ theo chỉ đạo của Bộ Y tế. 

Cùng với đó, tổ chức phương án thu gom, chỉ đạo tăng cường lực lượng của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích trực thuộc là đơn vị hỗ trợ chủ lực, phối hợp Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị triển khai công tác thu gom, vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt thông thường, chất thải lây nhiễm tại nhà, nơi lưu trú của các đối tượng F0, F1 đến vị trí tập kết đã được thiết lập hoặc tổ chức phương án thu gom phù hợp điều kiện đặc thù của địa phương. 

Kinh phí thực hiện công tác này được UBND cấp huyện xem xét cân đối từ nguồn ngân sách cấp huyện để thực hiện thanh toán cho đơn vị thực hiện.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 tại khu phong tỏa, điểm cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các công ty xử lý chất thải y tế tổ chức lực lượng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến thu dung theo đúng quy định. 

Cùng với đó, đề nghị các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phối hợp, chia sẻ cùng TP.HCM trong công tác phòng chống dịch Covid-19, bố trí đủ lực lượng thu gom, trang thiết bị lưu chứa rác, vận chuyển chất thải y tế phát sinh kịp thời không để tồn đọng, ùn ứ.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM giao Sở TN&MT phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, quận, huyện và đơn vị liên quan để giải quyết hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn phát sinh, đáp ứng công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, UBND TP.HCM giao Sở GTVT phối hợp Công an thành phố hướng dẫn, phân luồng lưu thông để các đơn vị hoạt động cung ứng dịch vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác được hoạt động liên tục, không tồn đọng ùn ứ trên địa bàn.

Nguyễn Thu

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Quân đội tham gia xử lý rác thải phát sinh do dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới