Trong quá trình giám sát 256 bệnh nhân xuất viện tại TP.HCM và 71 bệnh nhân bệnh nhân xuất viện ở các bệnh viện tỉnh, thành phố khác chuyển về, cơ quan chức năng đã phát hiện 30 trường hợp tái dương tính Covid-19.
Chiều tối ngày 17/5/2021, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong.
Tính tới thời điểm cuộc họp diễn ra, tại TP.HCM có 270 trường hợp mắc bệnh được phát hiện. Trong đó, 69 trường hợp nhiễm trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 25,56%), 197 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 72,96 %), 4 trường hợp lây trong khu cách ly (1,48%).
Hiện TP.HCM đang giám sát 256 bệnh nhân xuất viện tại thành phố (có 3 bệnh nhân xuất viện – BN2848, BN2915, BN2930) và 71 bệnh nhân xuất viện ở các bệnh viện tỉnh, thành phố khác chuyển về, qua đó phát hiện 30 trường hợp tái dương tính (trong ngày 6/5, ghi nhận 1 trường hợp tái dương tính là BN2458, ca bệnh được công bố tại tỉnh Kiên Giang).
Từ ngày 8/3/2021, TP.HCM đã tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, đợt 1 (từ ngày 08/3/2021 đến ngày 19/4/2021) tiêm 9.155 mũi cho nhân viên y tế và nhân viên các khách sạn thực hiện cách ly tập trung.
Đợt 2 (từ ngày 19/4/2021 đến ngày 15/5/2021) tiêm 63.836 mũi (55.236 người tiêm mũi 1; 8.600 người tiêm mũi 2), gồm 59.525 mũi cho nhân viên y tế, 4.311 mũi cho nhân viên tại sân bay, cảng biển và các khách sạn thực hiện cách ly tập trung.
Các trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi chặt chẽ, hiện có 01 trường hợp sốc phản vệ (tiêm mũi 2 ngày 10/5/2021), còn lại tất cả đều ổn định.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ghi nhận sự nỗ lực của hệ thống chính trị và người dân TP.HCM trong công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua. Tính đến nay là ngày thứ 20 dịch bệnh bùng phát tại nước ta với 1321 ca nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận tại 27 tỉnh thành phố. Trong đó, đáng lưu ý nhất là dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp với 466 ca nhiễm, chiếm 38,6% tổng số ca nhiễm trong cộng đồng.
So với 3 đợt dịch trước, đợt dịch lần này có mức độ nguy hiểm cao với nhiều ca nhiễm lớn tại các địa phương, chủng vi rút có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, trên phạm vi rộng hơn và kiểm soát khó khăn hơn. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế, số ca nhiễm có thể tiếp tục xuất hiện do có nhiều F1 đang được truy vết, cách ly và lấy mẫu.
Tại TP. HCM, trong 20 ngày qua, trên địa bàn chỉ ghi nhận 01 ca nhiễm cộng đồng liên quan đến ca nhiễm tại tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là rất cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu cả hệ thống chính trị, người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.
Do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lưu ý các cơ quan, đơn vị không được phép lơ là, mất cảnh giác, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tạo nên một hệ thống phối hợp đồng bộ giữa an ninh và chính trị, tạo hợp đồng tác chiến trong công tác chống dịch.
Ông Phong yêu cầu, các Sở, ngành, quận, huyện và TP.Thủ Đức tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Thành uỷ, UBND TP về công tác phòng chống dịch. Công tác này phải thực hiện từ xa, từ sớm, từ trước khi có dịch với tinh thần thần kết hợp hài hoà, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, trong đó lấy tấn công là chính. Đồng thời, đặt mục tiêu sức khoẻ của nhân dân là trên hết.
Từng UBND phường/xã/thị trấn công bố đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh liên quan đến việc không tuân thủ phòng chống dịch trên địa bàn quản lý. Đồng thời, khẩn trương kiện toàn các đội kiểm tra, giám sát phòng chống dịch và giải tán các trường hợp tập trung 30 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học và bệnh viện.
Định kì hậu kiểm công tác phòng chống dịch trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách theo Bộ chỉ số an toàn phòng chống dịch của TP. Kiên quyết đình chỉ hoạt động và rút giấy phép đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh.
Tiếp tục kiểm soát dịch bệnh chủ động, đồng bộ trên lĩnh vực đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không. Đặc biệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ dân phố, tổ Covid cộng đồng trong việc phát hiện nhập cảnh trái phép. Vận động người dân khai báo y tế khi vừa trở về từ nơi có ca nhiễm.
Tổ chức kí cam kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và tổ công đoàn trong công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ bị buộc ngừng hoạt động nếu vi phạm cam kết đã kí với địa phương.
Các đơn vị quản lý hành chính, doanh nghiệp và người dân chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, kể cả tình huống xấu nhất là có 500 ca nhiễm theo phương châm 5 tại chỗ.
Đẩy mạnh chương trình khám bệnh trực tuyến, khám bệnh tại nhà và giao thuốc tại nhà cho người trên 60 tuổi. Nâng mức kiểm soát, sàng lọc dịch bệnh lên mức cao nhất tại các cơ sở y tế. Tiến hành xét nghiệm tầm soát dịch bệnh hằng ngày, hằng tuần đối với các đối tượng nguy cơ cao tại cơ sở y tế.
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng tại Hội nghị G20, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ba đề xuất để giảm phát thải ròng.
Tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, mục phát triển kinh tế - xã hội do MTTQ Việt Nam huyện Quốc Oai phát động đã đạt được hiệu quả cao.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Ngày 18/11 hàng năm là dịp để chúng ta kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, một sự kiện quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Tại thành phố đông dân nhất ở Ấn Độ, lớp sương mù trắng xóa khiến ngày biến thành đêm, che khuất tầm nhìn của người đi lại, phương tiện và làm gián đoạn các chuyến bay tại quốc gia này.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không trong nước sẽ tăng tải thêm một số chuyến bay nội địa.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số 2024-2025.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 11 (lần 3), UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét, thống nhất với nội dung báo cáo của Sở Xây dựng về hồ sơ điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030.