Thứ bảy, 20/04/2024 20:15 (GMT+7)
Thứ tư, 16/11/2022 13:50 (GMT+7)

Toàn cảnh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022: Biên lãi cho vay tăng, gần 68% nhà băng sụt giảm CASA

Theo dõi KTMT trên

WiGroup - đơn vị cung cấp dữ liệu tài chính vừa công bố báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh thị trường quý III/2022 với nhiều thông tin đáng chú ý về ngành ngân hàng.

Toàn cảnh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022: Biên lãi cho vay tăng, gần 68% nhà băng sụt giảm CASA - Ảnh 1

Lợi nhuận toàn ngành tăng trưởng ở mức cao

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2022 mới đây của WiGroup, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao so với cùng kỳ thấp điểm, tăng 53% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với những quý trước đó thì lợi nhuận toàn ngành đã có xu hướng tạo đỉnh từ quý I.

Toàn cảnh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022: Biên lãi cho vay tăng, gần 68% nhà băng sụt giảm CASA - Ảnh 2

Phân tách lợi nhuận cho thấy hoạt động cho vay vẫn tăng trưởng tốt nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác chậm lại, cộng với khoản lỗ từ chứng khoán kinh doanh khiến tổng thu nhập hoạt động đi ngang so với quý trước.

Ngược lại thì tỷ lệ chi phí dự phòng và chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động gia tăng khiến cho lợi nhuận ngành suy giảm so với quý II.

Phần lớn các ngân hàng ghi nhận sụt giảm tỷ lệ CASA so với năm 2021

Tính đến quý III/2022, có gần 68% các ngân hàng có tỷ lệ CASA giảm so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có số ít ngân hàng lớn đạt mức tăng trưởng CASA dương là MSB, Vietcombank và VietinBank.

Mặc dù ghi nhận sự sụt giảm mạnh song Techcombank và MB vẫn đang là hai ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất hệ thống tính đến quý III năm nay.

Toàn cảnh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022: Biên lãi cho vay tăng, gần 68% nhà băng sụt giảm CASA - Ảnh 3
Nguồn: WikiGroup.

Nhóm phân tích của Wigroup cho rằng mức suy giảm CASA chung toàn ngành là phản ứng tương đối phù hợp trong môi trường lãi suất tăng cao, khách hàng có xu hướng tối ưu đồng vốn thay vì “để không” tại các ngân hàng. Do đó, xu hướng giảm của tỷ lệ CASA sẽ chưa chấm dứt đến khi lãi suất ngừng tăng. 

Mặt khác, NIM của toàn ngành không những không giảm mà tăng nhẹ lên mức 3,58% từ mức 3,42% của quý II nhờ tỷ lệ lợi tức trên tài sản sinh lãi (YEA) tăng nhanh hơn tỷ lệ chi phí vốn huy động (COF).

"Việc lãi suất huy động tại các ngân hàng tăng lên vẫn chưa phản ánh hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng do độ trễ của kỳ hạn huy động và thời điểm tăng lãi suất mạnh nhất lại rơi vào tháng 10. Điều này sẽ là yếu tố tác động tiêu cực đến chi phí huy động vốn của các ngân hàng và có thể làm giảm chỉ số NIM của ngành trong giai đoạn tới," báo cáo viết.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)vẫn mở rộng dù lãi suất huy động tăng

Đáng chú ý, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của toàn ngành không những không giảm mà tăng nhẹ lên mức 3,58% từ mức 3,42% của quý II nhờ tỷ lệ lợi tức trên tài sản sinh lãi (YEA) tăng nhanh hơn tỷ lệ chi phí vốn huy động (COF).

Theo WiGroup, việc lãi suất huy động tại các ngân hàng tăng lên vẫn chưa phản ánh hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng do độ trễ của kỳ hạn huy động và thời điểm tăng lãi suất mạnh nhất lại rơi vào tháng 10. Điều này sẽ là yếu tố tác động tiêu cực đến chi phí huy động vốn của các ngân hàng và có thể làm giảm chỉ số NIM của ngành trong giai đoạn tới.

Tăng trưởng tiền gửi theo quý ở mức âm lần đầu tiên kể từ năm 2008

Tăng trưởng tiền gửi của khách hàng lần đầu tiên khi nhận mức âm trong quý III/2022 kể từ năm 2008 (-0,64% QoQ). Trong khi, nhu cầu cho vay vẫn tăng cao đang gây áp lực làm tăng tỷ lệ vốn cho vay khách hàng trên vốn huy động (LDR).

Tỷ lệ LDR tính đến thời điểm cuối quý III/2022 đạt 94%, cao hơn 5,7% so với cùng kỳ. Điều này phản ánh sự căng thẳng mà ngành ngân hàng đang gặp phải liên quan đến khả năng thanh khoản.

Một số ngân hàng chịu rủi ro cao khi thị trường BĐS đi xuống

Các chuyên gia cho rằng xu hướng gia tăng nợ xấu sẽ tiếp tục do sự đóng băng của thị trường bất động sản và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tuy nhiên sẽ có sự “phân hóa” giữa các ngân hàng với nhau.

Theo đó, nhóm ngân hàng có rủi ro cao nhất ở thời điểm hiện tại là các ngân hàng có hoạt động cho vay mảng bất động sản cao, tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp và tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp/vốn chủ cao.

Toàn cảnh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022: Biên lãi cho vay tăng, gần 68% nhà băng sụt giảm CASA - Ảnh 4
 Nguồn: WiGroup.  

Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng của toàn hệ thống đạt khoảng 16%, trong đó nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ cho vay bất động sản cao trên 30% có thể kể đến như Techcombank, MSB, Eximbank,…

Ngoại trừ Techcombank thì các ngân hàng có vốn hóa nhỏ hơn như NCB, Ngân hàng Bản Việt, Eximbank, Vietbank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu khá thấp. Nhóm phân tích cho rằng đây là nhóm có rủi ro gia tăng nợ xấu và trích lập dự phòng cao nhất khi thị trường bất động sản đóng băng.

Nhóm ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp/vốn chủ cao cũng có thể gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ khi kênh huy động trái phiếu của các doanh nghiệp bị siết lại, các doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm dòng vốn mới để đảo nợ. 

10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất 9 tháng đầu năm 2022

Theo số liệu tổng hơp từ báo cáo tài chính quý III/2022 của 28 ngân hàng, tổng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng đạt 199.534 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Vietcombank tiếp tục là quán quân lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm với 24.940 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Tiếp sau đó là Techcombank với lợi nhuận trước thuế đạt 20.822 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Đây là hai ngân hàng có lợi nhuận trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

VPBank và MB là hai ngân hàng tiếp theo trong bảng xếp hạng. VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 19.836 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. MB cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh trong 9 tháng vừa qua với lợi nhuận trước thuế tăng 53% so với cùng kỳ, đạt 18.192 tỷ đồng.

Cách khá xa so với Vietcombank, hai ngân hàng Big 4 là BIDV và VietinBank đứng ở vị trí thứ 5 và 6 trong bảng xếp hạng. BIDV có tăng trưởng về lợi nhuận khá mạnh (tăng 72% so với cùng kỳ) và đạt 17.006 tỷ đồng. VietinBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 15.764 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.

Ngoài ra các ngân hàng còn lại trong Top 10 là ACB, MSB, SHB, HDBank và VIB.

Về mức độ tăng trưởng, Eximbank là ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng 229%, đạt 3.181 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận trước thuế như OCB (giảm 10%), Kienlongbank (giảm 42%), BaoVietBank (giảm 21%).

Trong số 28 ngân hàng được thống kê, NCB là ngân hàng duy nhất ghi nhận lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022. Ngân hàng báo lỗ 180 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi trước thuế 206 tỷ đồng.

Hải Anh

Bạn đang đọc bài viết Toàn cảnh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022: Biên lãi cho vay tăng, gần 68% nhà băng sụt giảm CASA. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới