TITA Art mở triển lãm nghệ thuật gốm Nhữ Diêu - Dòng gốm có lịch sử hơn 900 năm
Sau nhiều thành công ở các cuộc triển lãm nhỏ khác, TITA Art tiếp tục mở triển lãm với chủ đề gốm Nhữ Diêu - dòng gốm có lịch sử hơn 900 năm. Triển lãm nghệ thuật gốm Nhữ Diêu sẽ diễn ra từ ngày 1-3/10/2022.
Triển lãm nghệ thuật gốm Nhữ Diêu là nơi giới thiệu các sản phẩm dòng gốm Nhữ Diêu có lịch sử hơn 900 năm. Những tác phẩm Nhữ Diêu của TITA được tiếp nối, nghiên cứu và chế tác từ đất và men nguyên khoáng mã não quý hiếm tại vùng Nhữ, theo đúng truyền thống. Mục tiêu là đạt được màu men Vũ quá thiên thanh vân phá xứ (bầu trời sau cơn mưa, chỗ mây tan), nửa lam, nửa thanh, lại hơi ánh hồng, vẻ đẹp tinh khiết bóng mịn mềm mại như ngọc.
Đặc biệt, mỗi chiếc cũng luôn là độc bản, tuỳ vị trí lò mà có chiếc bóng hơn, có chiếc óng dịu hơn, có chiếc rạn đều, có chiếc rạn ngang, có chiếc rạn dọc, cũng có chiếc gần như không rạn. Đúng những đặc tính của đồ Nhữ Diêu được đấu giá hàng chục triệu USD trên các sàn đấu giá.
Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc mơ của Hoàng đế Huy Tông (1082-1135), một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và là nhạc công xuất sắc. Một đêm, hoàng đế nhìn thấy trong giấc ngủ của mình một bóng xanh huyền bí xuyên qua một khe nứt trên mây sau một trận mưa như trút nước. Khi thức dậy, ông đã viết về cảnh này trong một bài thơ, và hướng dẫn những người thợ gốm của mình làm đồ sứ có màu sắc như mô tả. Những người thợ thủ công trên khắp đất nước đã phải vò đầu bứt tai suốt thời gian dài, cho đến khi lò nung ở Nhữ Châu gửi đến tác phẩm đầu tiên với màu men “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ” – Bầu trời sau cơn mưa (nửa lam, nửa thanh lại hơi ánh hồng).
Nhưng đến năm 1279, việc chế tác gốm Nhữ ngừng hoạt động sau sự sụp đổ của nhà Tống. Lò nung gốm Nhữ ban đầu cũng bị phá hủy hoàn toàn, và tất cả các kỹ thuật đều bị mất.
Mặc dù các triều đại sau đó của nhà Nguyên (1271-1368), triều đại nhà Minh (1368-1644) và triều đại nhà Thanh (1644-1912) đã cố gắng tái tạo, song tất cả đều thất bại.
Trong thời gian 1938-1941, ông Shao-chu Li, một người gốc Nhữ Châu và là người tiên phong ở vùng Nhữ, đã cố gắng xây dựng lại lò gốm Nhữ trên vị trí ban đầu của nó và khôi phục lại men Nhữ. Tuy nhiên, hầu hết những nỗ lực của ông đều không có kết quả. Mặc dù vậy, các thí nghiệm của ông Li đã cung cấp các tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu sau này.
Năm 1952, khi đó, Thủ tướng Chu Ân lai đã chỉ đạo một nghiên cứu Nhữ Diêu ở cấp quốc gia. Rất nhiều nguồn lực đã đổ vào công trình nghiên cứu đó. Vào năm 1958, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã sản xuất một món đồ Nhữ màu xanh lá cây… Và phải mất thêm rất rất nhiều năm sau đó, màu men “Vũ quá thiên thanh” nổi tiếng của gốm Nhữ mới lại được tái tạo thành công.
Với tôn chỉ là phụng sự cái đẹp và hưởng thụ cái đẹp, TITA Art bắt đầu chặng đường nghiên cứu, bảo tồn, phát triển và chia sẻ những tinh hoa của nghệ thuật Á Đông. Vẫn là nhất kỳ nhất hội, mỗi buổi hội trà luôn là những cảm xúc mới mẻ nhất mà cũng là duy nhất và không bao giờ lặp lại, có người đến tìm niềm vui, sự hứng thú, có người tìm sự an tịnh thư thái, có người tìm tới cái đẹp, có người muốn chia sẻ những gì trân quý cho bạn bè… và biết bao cảm xúc nữa.
Hà Lan