Thứ năm, 03/10/2024 23:52 (GMT+7)
Thứ ba, 10/09/2024 06:04 (GMT+7)

Mưa lũ ảnh hưởng toàn bộ phòng tuyến đê và đời sống người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình

Theo dõi KTMT trên

Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp khi nói về tình hình mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc.

Trong bản tin phát đi vào lúc 21 giờ ngày 9/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lũ trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh) và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống chậm.

Tính đến 19 giờ ngày 9/9 mực nước trên sông Thao tại Lào Cai đạt 87,12m, trên BĐ3 3,62m, trên mức lũ lịch sử năm 1971 (86,85m) 0,27m; tại Bảo Hà 60,98m, trên BĐ3 3,98m, trên mức lũ lịch sử năm 2008 (60,93m) 0,05m; tại Yên Bái 34,28m, trên BĐ3 2,28m, dưới mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,14m.

Trên sông Cầu tại Cầu Gia Bảy mực nước đạt 28,71m, trên BĐ3 1,71m, trên mức lũ lịch sử năm 1959 (28,14m) 0,57m; tại Đáp Cầu 5,57m, trên BĐ2 0,27m.

Mưa lũ ảnh hưởng toàn bộ phòng tuyến đê và đời sống người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình - Ảnh 1
Nhiều nơi nước lũ ngập tới mái nhà.

Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương đạt 6,16m, dưới BĐ3 0,14m; Trên sông Lục Nam tại Lục Nam mực nước đạt 6,62m, trên BĐ3 0,32m; Trên sông Lô tại Tuyên Quang đạt 23,36m, dưới BĐ2 0,64m; Trên sông Thái Bình tại Phả Lại đạt 4,47m, trên BĐ1 0,47m; Trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 7,56m, dưới BĐ1 1,94m.

Dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ trên sông Lục Nam tiếp tục xuống dưới BĐ3; Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức BĐ2; Lũ trên sông Thao tại Phú Thọ tiếp tục lên mức BĐ1; Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức BĐ2, sông Thương lên mức BĐ3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ1; Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh nhưng vẫn ở mức dưới BĐ1.

Trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Lục Nam sẽ xuống mức BĐ2; Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức BĐ2; Lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái sẽ biến đổi chậm duy trì ở mức trên BĐ3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008; Lũ trên sông Thao tại Phú Thọ tiếp tục lên vượt mức BĐ1; Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên mức BĐ3, sông Thương lên trên mức BĐ3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ2; Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở mức BĐ1 vào đêm 10/9.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cảnh báo, từ ngày 9/9 đến 11/9, lũ trên sông Hoàng Long tiếp tục xuống dưới mức BĐ1; trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện 01 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Ngoài ra, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa.

Tác động của lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng- Thái Bình. Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng- Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven sông đồng bằng sông Hồng- Thái Bình.

Đánh giá về tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, tình hình đang rất căng, hiện Bộ đã chỉ đạo xả lũ để giảm thiểu thiệt hại cho hạ du và đã quy định về các kịch bản ứng phó với từng cấp lũ.

“Các địa phương cần chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân”, Thứ trưởng trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị.

Theo báo cáo của Cục Đê điều và phòng, chống thiên tai, từ ngày 7-9/9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố), gây mưa rất lớn, 200-400 mm. Riêng Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên mưa 400-600 mm.

Mưa lớn sau bão gây lũ, lũ quét, sạt lở đất, nghiêm trọng nhất tại Cao Bằng (huyện Nguyên Bình), Lào Cai (thị xã Sa Pa và các huyện Bát Xát, Si Ma Cai, Bắc Hà), Hòa Bình (huyện Đà Bắc), Yên Bái (các huyện Văn Chấn, Lục Yên), Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang…

Lũ trên BĐ 3 xuất hiện ở thượng lưu sông Lục Nam (Bắc Giang), sông Thao (Lào Cai, Yên Bái), sông Thương (Lạng Sơn), sông Gâm (Tuyên Quang)... Trong đó, lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái tương đương lũ lớn năm 2008.

Theo báo cáo của các địa phương, đã có 71 người chết, mất tích (49 người chết, 22 người mất tích) do bão và hoàn lưu bão gây ra.

Cụ thể, Cao Bằng 21 người (8 người chết, 13 người mất tích), trong đó chưa tính 16 người trên 1 xe khách bị cuốn trôi (trên xe có khoảng 20 người, đã tìm thấy 4 thi thể).

Lào Cai 24 người chết và mất tích (18 người chết, 6 người mất tích), gồm: Bắc Hà 6 người, Sa Pa 6 người, Bát Xát 7 người, Si Ma Cai 4 người, Văn Bàn 1 người.

Quảng Ninh 9 người chết (do bão 8 người; lũ cuốn 1 người). Các địa phương Hải Phòng, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Giang, Hà Giang, đều có người tử vong do bão, lũ.

Số người bị thương do bão lũ cũng lên đến 732 người (Quảng Ninh 536, Hải Phòng 81, Hải Dương 5, Hà Nội 10, Bắc Giang 4, Bắc Ninh 7, Lạng Sơn 9, Lào Cai 9, Yên Bái 4, Cao Bằng 1, Phú Thọ 2, Hòa Bình 1, Thanh Hóa 2).

H.A

Bạn đang đọc bài viết Mưa lũ ảnh hưởng toàn bộ phòng tuyến đê và đời sống người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Trong tháng 10 Biển Đông có thể sẽ đón 2 cơn bão
Trong tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông ảnh hưởng đến đất liền của nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khoảng 2 cơn.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.