Thứ sáu, 04/04/2025 13:06 (GMT+7)
Thứ sáu, 12/03/2021 08:51 (GMT+7)

Thủ đô Seoul và miền Trung Hàn Quốc ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng

Theo dõi KTMT trên

Theo Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia, mật độ bụi mịn siêu nhỏ PM2.5 tại khu vực thủ đô Seoul và tỉnh Nam Chungcheong đã lên mức rất xấu và bị đánh giá là mức nghiêm trọng nhất trong tháng 3/2021.

Thủ đô Seoul và miền Trung Hàn Quốc ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng - Ảnh 1
Không khí ô nhiễm. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 11/3, nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn của Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng do không khí bị ứ đọng làm tăng nồng độ bụi mịn.

Theo Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia, mật độ bụi mịn siêu nhỏ PM2.5 tại khu vực thủ đô Seoul và tỉnh Nam Chungcheong đã lên mức rất xấu và bị đánh giá là mức nghiêm trọng nhất trong tháng đánh giá gồm 4 cấp độ.

Trong khi đó, lượng bụi mịn PM2.5 tại một số khu vực của tỉnh Gangwon và các khu vực miền Trung khác gồm Bắc Chungcheong và Bắc Jeolla vẫn đang ở mức xấu. Theo thông báo, đa số khu vực miền Tây và miền Trung đều có mật độ bụi mịn cao do lượng bụi mịn tích tụ lâu trong không khí.

Dự báo mật độ bụi mịn tại những khu vực trên sẽ vẫn cao cho đến ngày 15/3 tới do lượng bụi mịn thổi vào từ nước ngoài sẽ làm trầm trọng thêm tình hình.

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti được hình thành từ các chất như nitơ, carbon và các hợp chất kim loại khác. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ở ngoài trời tăng lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.

Bụi mịn PM2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư...

Đặng Thị Nguyệt Ánh

Bạn đang đọc bài viết Thủ đô Seoul và miền Trung Hàn Quốc ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới