TP.HCM đã thông qua nhiều quyết định quan trọng để phục hồi kinh tế sau 15/9. Chọn Cần Giờ, Củ Chi và Quận 7, một số khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp FDI đủ điều kiện cho tiến hành hoạt động có kiểm soát trở lại. Ưu tiên tiêm phòng cho shipper.
Chiều tối 14/9, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) đã diễn ra, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của thành phố. Hội nghị đã thảo luận cho ý kiến về tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố về kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế từ sau ngày 15/9/2021.
“Có thể nói đây là kế hoạch rất quan trọng không chỉ đối với TP.HCM mà còn tác động với vùng kinh tế phía Nam trong thời điểm này, là cơ sở mang tính pháp lý để TP.HCM chuyển sang giai đoạn bình thường mới, từng bước hoàn thiện các giải pháp và thực hiện mục tiêu kép do Chính phủ đề ra”, ông Nên cho biết. Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng).
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Nên yêu cầu thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, đảm an sinh xã hội. Mục tiêu tối thượng của TP.HCM là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân. Vì thế, khi tình thế buộc phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, thì luôn luôn phải tính đến các yếu tố hạn chế mức thấp nhất làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của nền kinh tế.
Khi tình hình đã cơ bản kiểm soát được, nguy cơ đã giảm dần thì TP.HCM thực hiện các chiến lược, kế hoạch để phục hồi kinh tế. Từng bước mở cửa nền kinh tế, là yêu cầu cấp thiết. Đây không chỉ là trách nhiệm của TP.HCM đối với khu vực, với cả nước, mà còn là trách nhiệm trong quá trình đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hội nghị đã thống nhất chọn Cần Giờ, Củ Chi và Quận 7, trong đó có một số khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp FDI đủ điều kiện thì tiến hành cho hoạt động có kiểm soát.
“Tình hình dịch bệnh diễn biến như hiện nay, chủng Delta diễn biến như hiện nay, thì khó có điều gì có thể chắc chắn việc gì ở phía trước, nhưng không vì thế mà chùn bước, không quyết tâm, quyết liệt để thực hiện các giải pháp cần thiết trên địa bàn”, ông Nên nói.
Thống nhất lộ trình thực hiện 3 giai đoạn mà Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM trình. Giai đoạn đầu từ 1/10 đến 31/10, giai đoạn 2 từ 1/11 đến 15/1/2022, và giai đoạn sau đó. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại Hội nghị.
Ông Nên lưu ý, tất cả các diễn biến đều tùy thuộc tình hình dịch bệnh thực tế. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố sớm ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp để phục hồi kinh tế, các chính sách về thu hút nguồn lực vào kinh tế, xã hội, nhất là hệ thống y tế…
“Hội nghị đã quyết định một số vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với TP.HCM. Chúng ta có sớm đạt được tiêu chí kiểm soát dịch bệnh hay không, có triển khai kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9 hay không, phụ thuộc rất lớn vào ý chí, tư tưởng, quan điểm, quyết tâm và nỗ lực của hệ thống chính trị, trực tiếp là các đồng chí Thành ủy viên, các Bí thư cấp ủy, ủy viên các cấp, lãnh đạo các sở, ngành, quận huyện và xã phường thị trấn". Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên kết lại.
Ưu tiên hoàn tất tiêm phòng Covid-19 cho lực lượng shiper
Sở Công Thương TP.HCM cũng vừa có công văn gửi UBND TP.HCM về đề xuất phương án phối hợp tiêm vaccine cho người lao động doanh nghiệp ngành công thương. Theo đó, Sở đề xuất phân loại 8 nhóm người lao động doanh nghiệp cần tiêm gồm: Logistics, xúc tiến thương mại, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh gas, kinh doanh hóa chất, phân phối (chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi), sản xuất công nghiệp, lực lượng shipper. Theo đó, tổng số vaccine cần tiêm cho nhóm này tính đến ngày 12/9 là 175.285 liều.
Sở Công Thương TP.HCM đề xuất tiêm cho nhóm đối tượng này theo 3 đợt nối tiếp"
Đợt 1: Tiêm cho 47.250 người. Trong đó, tiêm mũi 1 và 2 cho 14.225 người thuộc 4 nhóm doanh nghiệp là logistics, xúc tiến thương mại, gas, hóa chất và tiêm mũi 2 cho 33.025 shipper.
Đợt 2: Tiêm mũi 1 cho 71.092 shipper chưa tiêm phòng Covid-19. Sở Công thương đề xuất mỗi quận, huyện tổ chức tiêm cho khoảng 3.000 shipper, riêng TP.Thủ Đức là 9.000 người
Đợt 3: Tiêm mũi 1, 2 cho 56.943 người lao động thuộc 3 nhóm doanh nghiệp xăng dầu, phân phối và sản xuất công nghiệp.
Tính đến ngày 12/9, Sở Công Thương TP.HCM đã chuyển Sở TT&TT để cập nhật dữ liệu tiêm vaccine cho 54.892 người, thuộc 7/8 nhóm doanh nghiệp (trừ shipper). Trong đó, 41.384 người lao động được tiêm mũi 1 trước 20/7 và 13.508 người trong danh sách tiêm từ 21/7 tới nay.
Trước thềm Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đại sứ các nước đã chia sẻ cảm xúc với báo chí về sự kiện trọng đại này.
Điểm nhấn trong Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Dương tổ chức là tiết mục "Thênh thang đường mới" do Bí thư Thành ủy Hải Dương Lê Đình Long cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố biểu diễn
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Chiều 27/4, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Hải Dương phối hợp Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Asean và Vietcombank Hải Dương tổ chức “Ngày hội kết nối giao thương” năm 2025.
Hà Nội đã hoàn thành việc thu thập ý kiến nhân dân liên quan đến đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, phường trên toàn địa bàn, ghi nhận sự đồng thuận cao với 96% người dân ủng hộ phương án đặt tên cho các phường, xã mới.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Sáng 27/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.
HĐND tỉnh Yên Bái tán thành và đồng thuận cao thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Yên Bái và Nghị quyết về chủ trương sắp xếp, hợp nhất tỉnh Yên Bái và Lào Cai thành tỉnh Lào Cai.
Sở NN&MT Hà Tĩnh kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2025 với chủ đề 'Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững'.
Chuyên gia cho rằng, tín chỉ carbon có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các khoản vay, đặc biệt là các dự án đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trước thềm Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đại sứ các nước đã chia sẻ cảm xúc với báo chí về sự kiện trọng đại này.
Tín chỉ carbon sẽ không chỉ là công cụ định giá phát thải, mà còn là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên tài chính xanh – nơi mỗi đồng vốn đầu tư đều góp phần kiến tạo một tương lai bền vững.
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hợp tác trong hàng loạt dự án về năng lượng như điện khí LNG, điện gió, giảm phát thải carbon và quản lý năng lượng, nhiệt điện.
Điểm nhấn trong Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Dương tổ chức là tiết mục "Thênh thang đường mới" do Bí thư Thành ủy Hải Dương Lê Đình Long cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố biểu diễn
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Sự phục hồi tầng ozon mở ra kỳ vọng lớn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khẳng định sức mạnh của hành động tập thể và vai trò tiên phong của khoa học.