Thời tiết Hà Nội những ngày tới được dự báo ra sao?
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (11/11-13/11) được dự báo có không khí lạnh khô bổ sung liên tiếp, dù đã sang mùa Đông nhưng nền nhiệt lại tăng mạnh đến 33 độ, ban đêm trời lạnh với mức nhiệt cách biệt hơn 10 độ.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (11-13/11), ổn định với hình thái có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày trời nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Trong 3 ngày này, nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 30-33 độ; thấp nhất ban đêm dao động 20-23 độ.
Như vậy, dù bước sang mùa Đông nhưng nền nhiệt cao nhất vẫn tăng cao đến 33 độ, chênh lệch hơn 10 độ so với ban đêm. Theo các chuyên gia, do không khí lạnh hoạt động đều, được bổ sung liên tục, lấn xuống sâu phía nam khiến Bắc Bộ nằm trọn trong khối không khí khô, trời nắng.
Bên cạnh đó, trời rét thường đi kèm với mưa và lúc này nhiệt độ ban ngày sẽ xấp xỉ ban đêm.
Theo đó, ngày 11/11 có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất từ 30-32 độ. Độ ẩm trung bình từ 60-65%. Khả năng mưa nhỏ hơn 10%. Ban đêm có mây, không mưa, gió nhẹ. Thời tiết lạnh, trong đó nhiệt độ thấp nhất từ 20-22 độ. Độ ẩm trung bìn từ 80-92%, khả năng mưa nhỏ hơn 10%.
Ngày 12/11, có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm trời lạnh, nhiệt độ cao nhất ban ngày từ 31-33 độ. Độ ẩm trung bình từ 60-65%, khả năng mưa nhỏ hơn 10%. Ban đêm có mây, không mưa, gió nhẹ. Trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ 21-23 độ. Độ ẩm trung bình: 82-92%, khả năng mưa nhỏ hơn 10%.
Ngày 13/11, có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm trời lạnh, nhiệt độ cao nhất từ 31-33 độ. Độ ẩm trung bình từ 60-65%, khả năng mưa nhỏ hơn 10%.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trong ngày và đêm nay (11/11), bão số 7 tiếp tục di chuyển theo hướng tây nam, tiến về vùng biển khu vực Huế - Bình Định và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4 giờ sáng ngày 12/11, tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực vùng biển Quảng Ngãi – Bình Định với cường độ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Trong ngày 12/11, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp, gây mưa cho các tỉnh từ Huế đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên.
Đến 16 giờ chiều 12/11, tâm vùng áp thấp trên khu vực Gia Lai – Bình Định với cường độ xuống dưới cấp 6 và tan dần.
Do ảnh hưởng của bão số 7, vùng biển phía tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) hôm nay có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh.
Từ chiều 11/11, vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nói trên có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.
Do ảnh hưởng của bão số 7, vùng biển phía tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) hôm nay có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh.
Từ chiều 11/11, vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nói trên có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cho hay, 4 cơn bão/áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương (gồm Biển Đông) đều nằm trên một dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Biển Đông.
Những cơn bão, áp thấp nhiệt đới hình thành trên cùng dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển theo hướng của trục dải hội tụ nhiệt đới. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Biển Đông liên tiếp đón bão/áp thấp nhiệt đới.
Sau bão số 7, đêm nay Biển Đông có thể đón bão số 8, không loại trừ kịch bản, Biển Đông tiếp tục đón bão số 9 sau đó, thời tiết xấu trên biển sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới.
Bích Ngọc