Thứ sáu, 04/04/2025 04:06 (GMT+7)
Thứ tư, 18/12/2019 14:00 (GMT+7)

Thế giới kêu gọi giảm sử dụng than đá, bất chấp kinh tế tăng trưởng ở châu Á

Theo dõi KTMT trên

Nhu cầu than trên toàn cầu đã giảm trong năm nay, lần giảm đầu tiên sau hai năm khi châu Âu và Mỹ “quay lưng” lại với các nhà máy nhiệt điện than để sử dụng khí đốt giá rẻ và năng lượng tái tạo.

Thế giới kêu gọi giảm sử dụng than đá, bất chấp kinh tế tăng trưởng ở châu Á - Ảnh 1
Một nhà máy điện than ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc. Ảnh: Greg Baker / AFP qua Getty Images

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy nhu cầu về than của thế giới đã giảm trong năm 2019 sau khi hồi sinh hai năm, sử dụng các nhà máy nhiệt điện than giảm mạnh nhất.

Báo cáo thường niên của IEA về ngành công nghiệp than cho thấy sự sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay trong việc sử dụng điện đốt than là do nhu cầu than từ châu Âu và Mỹ giảm mạnh.

Các nước phương Tây đang loại bỏ các hệ thống năng lượng của họ khỏi năng lượng than do các lựa chọn thay thế rẻ hơn như năng lượng tái tạo và khí đốt, và nhu cầu năng lượng phẳng.

Giám đốc Thị trường và An ninh Năng lượng của IEA, Keisuke Sadamori cho biết “đây không phải là sự kết thúc của than” bởi vì nhu cầu về điện của châu Á đang tiếp tục tăng mạnh do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và số lượng các gia đình sử dụng điện ngày càng tăng.

“Sự đóng góp của sản xuất điện than toàn cầu tại châu Á đã tăng từ hơn 20% vào năm 1990 lên gần 80% vào năm 2019. Điều này cho thấy “số phận” than đá ngày càng gắn liền với các quyết định được đưa ra tại thủ đô các nước châu Á”, Keisuke Sadamori cho biết thêm.

IEA dự báo điện đốt than sẽ chỉ tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2024, chưa đến 1% một năm, điều này sẽ khiến tỉ lệ hỗn hợp điện toàn cầu giảm xuống 35% vào năm 2024 so với mức 38% trong năm ngoái.

“Than dần không được sử dụng ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, nhưng nó vẫn vượt trội và thậm chí đang tiếp tục gia tăng ở khu vực châu Á đang phát triển”, ông Keisuke Sadamori nhấn mạnh.

Tuy nhiên, các dự báo này có thể đi chệch hướng, tùy thuộc vào các quyết định chính sách năng lượng của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm tới, từ năm 2021 - 2025. Nhiên liệu hóa thạch đối mặt với sự phản đối của công chúng do lo ngại về ô nhiễm không khí và khủng hoảng khí hậu. Nhiều quốc gia hiện đang xem xét các chính sách môi trường và khí hậu mạnh mẽ hơn khi năng lượng tái tạo và khí đốt được sử dụng rẻ hơn.

Ấn Độ đã tạo ra xu hướng sử dụng than gia tăng ở châu Á trong năm nay. IEA cho biết theo dự báo, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng sẽ trải qua sự sụt giảm đầu tiên về năng lượng đốt than trong 45 năm qua.

“Sản lượng điện than thấp ở Ấn Độ trong năm nay là do nhu cầu điện tăng trưởng thấp bất thường và sản lượng thủy điện đặc biệt cao. Điều này còn chưa rõ có lặp đi lặp lại hay không” – Sadamori cho biết thêm.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới kêu gọi giảm sử dụng than đá, bất chấp kinh tế tăng trưởng ở châu Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.