Thứ sáu, 04/10/2024 06:20 (GMT+7)
Thứ ba, 14/09/2021 16:30 (GMT+7)

Thế giới cần hành động khẩn cấp để hạn chế sự di cư do khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, hành động nhanh chóng và có sự phối hợp để giảm lượng khí thải toàn cầu, hỗ trợ phát triển xanh, toàn diện và linh hoạt, có thể làm giảm đáng kể quy mô di cư do khí hậu.

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy hơn 200 triệu người di cư trong 3 thập kỉ tới và tạo ra các điểm nóng về di cư. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục được trừ khi các hành động khẩn cấp được thực hiện để giảm lượng khí thải toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Phần thứ 2 của báo cáo Groundswell mới công bố ngày 13/9 đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu diễn ra chậm như khan hiếm nước, giảm năng suất cây trồng và mực nước biển dâng cao có thể dẫn đến hàng triệu người mà nó mô tả là “người di cư khí hậu” vào năm 2050 theo 3 kịch bản khác nhau. Các kích bản này sẽ phụ thuộc vào các mức độ khác nhau của tác động và phát triển của khí hậu.

Phần thứ 2 của báo cáo Groundswell được xây dựng dựa trên cách tiếp cận mô hình hóa trên cơ sở kịch bản của báo cáo Groundswell trước đó từ năm 2018.

Kết quả tổng hợp của 2 báo cáo lần đầu tiên cung cấp một bức tranh toàn cầu về quy mô tiềm năng của di cư trong vùng khí hậu trên sáu khu vực, cho phép hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu, động lực dân số và bối cảnh phát triển định hình xu hướng di chuyển. 

Theo kịch bản bi quan nhất, với mức phát thải cao và sự phát triển không đồng đều, báo cáo dự báo có tới 216 triệu người di chuyển trong quốc gia của họ trên sáu khu vực được phân tích. Các khu vực đó bao gồm: Châu Mỹ Latinh, Bắc Phi, châu Phi cận Sahara, Đông Âu và Trung Á, Nam Á, và Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong kịch bản thân thiện với khí hậu nhất, với mức phát thải thấp và phát triển bền vững, đồng đều, thế giới vẫn có thể chứng kiến ​​44 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Theo Viviane Wei Chen Clement, chuyên gia cao cấp về biến đổi khí hậu tại Ngân hàng Thế giới và một trong những tác giả của báo cáo: “Những phát hiện này tái khẳng định tác động của khí hậu trong việc thúc đẩy di cư trong các quốc gia”.

Thế giới cần hành động khẩn cấp để hạn chế sự di cư do khí hậu - Ảnh 1
Những người tị nạn Somali chăn dê tại trại tị nạn Ifo bên ngoài Dadaab, miền đông Kenya, cách biên giới Somali 100 km (62 dặm). (Ảnh: AP/Jerome Delay).

Báo cáo không xem xét các tác động ngắn hạn của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và không xem xét vấn đề di cư khí hậu xuyên biên giới.

Trong trường hợp xấu nhất, châu Phi cận Sahara sẽ có nhiều người di cư nhất, với 86 triệu người di chuyển trong biên giới quốc gia. Bởi đây là khu vực dễ bị tổn thương nhất do sa mạc hóa, bờ biển mỏng manh và sự phụ thuộc của người dân vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, báo cáo dự đoán rằng, khu vực Bắc Phi sẽ là nơi có tỉ lệ người di cư do khí hậu lớn nhất, với 19 triệu người di chuyển, tương đương khoảng 9% dân số của quốc gia này. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khan hiếm nước gia tăng ở Đông Bắc Tunisia, Tây Bắc Algeria, Tây và Nam Morocco, và các chân núi trung tâm của Atlas.

Ở Nam Á, Bangladesh đặc biệt bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và mất mùa, chiếm gần một nửa số người di cư do khí hậu dự đoán, với 19,9 triệu người, bao gồm cả số lượng phụ nữ ngày càng tăng, sẽ di chuyển vào năm 2050 theo kịch bản bi quan.

Giáo sư Maarten van Aalst, Giám đốc Trung tâm Khí hậu Trăng lưỡi liềm đỏ của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế cho biết: “Đây là thực tế nhân đạo của chúng tôi ngay bây giờ và chúng tôi lo ngại điều này sẽ còn tồi tệ hơn nữa, mức độ bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn”.

Thế giới cần hành động khẩn cấp để hạn chế sự di cư do khí hậu - Ảnh 2
Người dân cố gắng lấy nước sau khi một chiếc tàu chở dầu đổ nước vào giếng cạn tại làng Umber Maal ở quận Thane thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ. (Ảnh: AP/Rajanish Kakade).

Mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với di cư không phải là mới, nhưng nó thường là một phần của sự kết hợp của các yếu tố thúc đẩy mọi người di chuyển và đóng vai trò như một mối đe dọa nhân lên. Những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và bất bình đẳng cũng dễ bị tổn thương hơn trước tác động của biến đổi khí hậu do họ có những phương tiện hạn chế để thích ứng.

Tiến sĩ Kanta Kumari Rigaud, chuyên gia hàng đầu về môi trường tại Ngân hàng Thế giới và là đồng tác giả của báo cáo cho hay: “Trên toàn cầu, chúng tôi biết rằng 3 trong số 4 người chuyển đến ở trong các quốc gia.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng các điểm nóng di cư có thể xuất hiện sớm nhất trong vòng một thập kỉ tới và tiếp tục gia tăng vào năm 2050. Cần có kế hoạch cho cả những khu vực mà mọi người sẽ chuyển đến và những khu vực người dân rời đi để giúp đỡ những người ở lại.

Trong số các hành động được khuyến nghị là đạt được "lượng phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỉ này để có cơ hội hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C" và đầu tư vào phát triển "xanh, chống chịu và toàn diện, phù hợp với Thỏa thuận Paris".

Clement và Rigaud cảnh báo rằng tình huống xấu nhất vẫn xảy ra nếu hành động quốc tế để giảm phát thải khí nhà kính và đầu tư vào phát triển không được thực hiện sớm, đặc biệt là trong thập kỉ tới.

Lan Anh (Theo AP)

Bạn đang đọc bài viết Thế giới cần hành động khẩn cấp để hạn chế sự di cư do khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bến Tre: Phát động dự án trồng mới 15ha rừng phi lao
Ngày 28/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tổ chức “Lễ phát động trồng cây của dự án trồng mới 15ha rừng phi lao” tại 2 huyện Ba Tri và huyện Bình Đại.
Trong tháng 10 Biển Đông có thể sẽ đón 2 cơn bão
Trong tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông ảnh hưởng đến đất liền của nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khoảng 2 cơn.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.