Thứ sáu, 04/04/2025 20:28 (GMT+7)
Thứ bảy, 22/05/2021 15:30 (GMT+7)

Năm 2020, 30 triệu người phải di cư nội địa do thiên tai

Theo dõi KTMT trên

Theo Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa (IDMC) thuộc Hội đồng người tị nạn Na Uy, năm 2020 có hơn 40 triệu người di cư nội địa - cao nhất trong 10 năm. Trong đó có 30 triệu trường hợp liên quan đến thiên tai như lũ lụt, bão và cháy rừng.

Trong đó, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa do tác động của thiên tai và xung đột bạo lực tăng mạnh, trong bối cảnh số người di cư nội địa trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục.

Năm 2020, 30 triệu người phải di cư nội địa do thiên tai - Ảnh 1
Quân đội Indonesia giúp người dân sơ tán khỏi vùng lũ tại thủ đô Jakarta. (Ảnh: EPA)

Afghanistan là quốc gia có tỉ lệ di cư nội địa do thiên tai cao nhất, với 1,1 triệu người, tiếp theo là Ấn Độ - 929.000 người và Pakistan - 806.000 người. Trong khi đó, các nước có số người phải di cư nội địa do xung đột và bạo lực cao nhất là Syria (6,6 triệu người), Congo (5,3 triệu người) và Colombia (4,9 triệu người).

Đông Á và Thái Bình Dương là những khu vực ghi nhận 30,3% lượng người di cư nội địa mới vào năm 2020. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai là châu Phi cận Sahara, với 27,4%.

Giám đốc Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa, ông Alexandra Bilak cho biết: “Điều đáng lo ngại là những con số này được ghi nhận trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát gây ra những hạn chế về di chuyển, do đó cản trở việc thu thập dữ liệu và giảm số người tìm đến các nơi trú ẩn khẩn cấp do lo ngại lây nhiễm”.

Theo ông Alexandra Bilak, tình trạng khủng hoảng di cư hiện nay phát sinh từ nhiều yếu tố liên quan, trong đó có biến đổi khí hậu và môi trường, xung đột kéo dài và bất ổn chính trị. Trong khi đó, Tổng Thư ký của Hội đồng người tị nạn Na Uy Jan Egeland cho biết, thế giới đang thất bại trong nỗ lực bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi xung đột và thảm họa.

Mai Đan

Bạn đang đọc bài viết Năm 2020, 30 triệu người phải di cư nội địa do thiên tai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới