Thứ bảy, 23/11/2024 16:19 (GMT+7)
Chủ nhật, 15/10/2023 08:50 (GMT+7)

Thanh Hóa: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm

Theo dõi KTMT trên

Ban Thường vụ Thị ủy Bỉm Sơn (Thanh Hóa) vừa ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Theo đó, ngày 14/9/2023, Thị uỷ Bỉm Sơn đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Thanh Hóa: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm - Ảnh 1
Thị ủy Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Theo Chỉ thị: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh; nhiều mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động hiệu quả được xây dựng, nhân rộng; các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm được tập trung chỉ đạo quyết liệt; việc phát hiện, bắt giữ, xử lý tội phạm kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, không để hình thành ổ nhóm tội phạm, gây bức xúc trong nhân dân; tình hình tội phạm từng bước được kiềm chế, làm giảm.

Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm ở một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt, chưa làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, dẫn đến an ninh, trật tự trên địa bàn có lúc, có nơi còn tiềm ẩn phức tạp. Một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra dưới nhiều hình thức, trong đó việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo trên không gian mạng đã ngày càng phổ biến và tinh vi, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương và kết quả phòng, chống tội phạm.

Nguyên nhân là do các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hầu hết đều có sự hiểu biết về công nghệ thông tin, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng đa dạng và chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch để thực hiện hành vi phạm tội. Thường xuyên thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, sử dụng tài khoản ảo, thay đổi địa bàn hoạt động gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Trong khi, nhận thức nói chung và sự am hiểu về công nghệ nói riêng của người dân còn hạn chế, nhất là tầng lớp người trung và cao tuổi, hưu trí, người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm này, Ban Thường vụ Thị ủy yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Một là tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chương trình, kế hoạch, đề án của Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã trên lĩnh vực an ninh, trật tự; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và phòng ngừa, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Hai là tăng cường tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chế tài xử lý đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; thông báo về hành vi, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng gắn với các vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình để người dân chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản.

Ba là nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng. Các Đảng bộ, chi bộ, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên gương mẫu nêu cao cảnh giác, chấp hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó Chỉ thị cũng nêu rõ: Đối với UBND thị xã: Chỉ đạo UBND xã, phường, các đơn vị (đặc biệt là phòng tư pháp, đài phát thanh) trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến nhân dân về thủ đoạn, hậu quả của các hành vi lừa đảo trên không gian mạng bằng những hình thức đa dạng, phù hợp, thực chất, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác với tội phạm, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.

Đối với Công an thị xã: Phối hợp với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn thị xã thường xuyên rà soát, kiểm tra, phát hiện các tài khoản ngân hàng sử dụng dịch vụ Internet banking và ứng dụng ví điện tử để thực hiện các giao dic̣h tài chính có dấu hiệu nghi vấn liên quan đến tội phạm, nếu phát hiêṇ đề nghi ̣báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp̣ xác minh, giải quyết. Phối hợp chặt chẽ, cung cấp kip̣ thời cho Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp về các thông tin có liên quan đến các giao dic̣h chuyển, nhận tiền và thông tin về các tài khoản ngân hàng trong quá trình xác minh đơn thư, tin báo, tố giác tội phạm và điều tra các vụ án theo quy định của pháp luâṭ.

Niêm yết công khai các phương thức, thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản của đối tượng tại các nơi khách hàng thường xuyên đến giao dịch để biết chủ động phòng tránh. Chỉ đạo Công an các xã, phường tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và Ban Chỉ đạo 138 chỉ đạo, huy động các ngành, các lực lượng và nhân dân tham gia tuyên truyền, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tích cực tố giác hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thực hiện có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ, đấu tranh, xử lý triệt để các đường dây, băng nhóm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra cần nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tập trung điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tăng cường các biện pháp ngăn chặn hoạt động thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân, lợi dụng lỗ hổng bảo mật của hệ thống quản trị để thu thập, khai thác thông tin cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm, trong đó các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối với Viện Kiến sát nhân dân và Tòa án nhân dân: Phối hợp cùng với cơ quan điều tra nhanh chóng đưa đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra truy tố, xét xử nghiêm minh, đưa ra xét xử công khai, lưu động một số vụ án điển hình, có tính thời sự, được dư luận xã hội quan tâm để răn đe, phòng ngừa chung.

Đình Đông

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới