Thứ sáu, 13/12/2024 18:14 (GMT+7)
Thứ ba, 31/10/2023 09:39 (GMT+7)

Thanh Hóa: Số doanh nghiệp thành lập mới đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Theo dõi KTMT trên

Trong 9 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 2.119 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Số doanh nghiệp mới thành lập giảm

Theo báo cáo của ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ trong đó: Khu vực đồng bằng và TP. Thanh Hóa có 1.356 doanh nghiệp, đạt 63,7% kế hoạch, giảm 24% so với cùng kỳ; khu vực ven biển có 521 doanh nghiệp, đạt 87,6% kế hoạch, giảm 14,6% so với cùng kỳ; khu vực miền núi có 242 doanh nghiệp, đạt 94,9% kế hoạch, giảm 18,8% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp đăng ký theo lĩnh vực, ngành nghề: Có 03/17 lĩnh vực ngành, nghề đăng ký tăng so với cùng kỳ, như: Giáo dục và Đào tạo tăng 117,5%; sản xuất phân phối, điện, nước, ga tăng 53,3%; khai khoáng tăng 33,3%. Có 13/17 lĩnh vực ngành, nghề đăng ký giảm so với cùng kỳ, như: Kinh doanh bất động sản giảm 76,4%; tài chính, ngân hàng bảo hiểm giảm 57,9%; Công nghệ chế biến, chế tạo giảm 28,4%; Thông tin truyền thông giảm 26,7%; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy giảm 22,9%; Xây dựng giảm 14%.

Các ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chiếm tỷ lệ lớn, gồm: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 645 doanh nghiệp, chiếm 30,4%; Xây dựng có 380 doanh nghiệp, chiếm 17,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 330 doanh nghiệp, chiếm 15,6%.

Thanh Hóa: Số doanh nghiệp thành lập mới đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ - Ảnh 1
Các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu ở đồng bằng và TP. Thanh Hóa.

Doanh nghiệp đăng ký theo quy mô vốn: Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô đến 10 tỷ đồng với 1.935 doanh nghiệp, chiếm 91,3% (cùng kỳ là 89%); quy mô từ trên 10 - 20 tỷ đồng với 95 doanh nghiệp, chiếm 4,5% (cùng kỳ là 4,3%); quy mô từ trên 20 - 50 tỷ đồng với 55 doanh nghiệp, chiếm 2,6% (cùng kỳ là 3%); quy mô từ trên 50 - 100 tỷ đồng với 21 doanh nghiệp, chiếm 1% (cùng kỳ là 2%); quy mô trên 100 tỷ đồng với 13 doanh nghiệp, chiếm 0,6% (cùng kỳ là 1,7%).

Doanh nghiệp đăng ký theo quy mô lao động: Các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới dự kiến đăng ký tạo việc làm cho gần 26.598 lao động, giảm 1,6 lần so với cùng kỳ; trong đó doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có quy mô lao động đăng ký từ 10 lao động trở xuống có 2010 doanh nghiệp, chiếm 94,8% (giảm 20,2% so với cùng kỳ); doanh nghiệp đăng ký trên 10 lao động đến 50 lao động có 93 doanh nghiệp, chiếm 4,4% (giảm 36,7% so với cùng kỳ); doanh 6 nghiệp đăng ký từ 50 đến 100 lao động có 16 doanh nghiệp, chiếm 0,8% (giảm 38,5% so với cùng kỳ).

Trong tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thì các ngành có số lượng lao động đăng ký chiếm tỷ lệ lớn, gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo, đăng ký 15.150 lao động chiếm 57% tổng số lao động; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy đăng ký 3.313 lao động, chiếm 12,5% tổng số lao động; Xây dựng đăng ký 3.268 lao động, chiếm 12,3% tổng số lao động).

Nhiều tín hiệu tích cực trong xúc tiến đầu tư

Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thanh Hóa sang thăm, làm việc và chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào; tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hội đồng thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggido, Hàn Quốc, Tập đoàn WHA (Thái Lan), Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản; Đoàn công tác của Tổng Công ty LH, Hàn Quốc; làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng ADB về Dự án biến đổi khí hậu của tỉnh Thanh Hóa; làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn TH về phát triển dự án Nông nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân; làm việc với Đoàn công tác của Công ty TNHH Năng lượng JERA Việt Nam về phát triển dự án điện LNG tại Khu kinh tế Nghi Sơn; làm việc với Công ty CP giáo dục FPT về đầu tư tổ hợp giáo dục, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa; tiếp xã giao Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Đoàn công tác Đại sứ quán Israel, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Idemitsu Kosan; thăm Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt phát điện Cần Thơ; làm việc với Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB Việt Nam thuộc Tập đoàn Everbright Environment.

Bên cạnh đó, Thanh Hoá cũng tổ chức hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại tỉnh Thanh Hóa; đưa đoàn đại biểu là các doanh nghiệp Nhật Bản đi khảo sát thực địa tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; tổ chức kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc; tiếp và làm việc với Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ triển khai và thi công một số công trình trọng điểm trên địa bàn.

Thanh Hóa: Số doanh nghiệp thành lập mới đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ - Ảnh 2
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, thành tựu từ sự đầu tư của Nhật Bản trên đất Thanh Hóa.

Cùng với hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư; công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thanh Hoá góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Từ đầu năm đến 13/9/2023, toàn tỉnh đã thu hút được 53 dự án đầu tư trực tiếp, bằng 98,1% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó, có 13 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số vốn đầu tư đăng ký đầu tư khoảng 12.044 tỷ đồng (gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022) và 187,4 triệu USD (gấp 4,1 lần so với cùng kỳ năm 2022); mua cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với 03 Công ty với tổng vốn góp là 213.190 triệu đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 05 dự án, với số vốn tăng 61,9 triệu USD. Trong đó có một số dự án lớn như: Dự án Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn tại Khu công nghiệp số 4, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn (5.500 tỷ đồng), dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn (1.098,5 tỷ đồng); dự án Nhà máy Nghi Sơn Global (860 tỷ đồng), dự án Trang trại chăn nuôi lợn Điền Thượng, Bá Thước (320 tỷ đồng), dự án Nhà máy Green Leader Việt Nam (30 triệu USD). 

Hoàng Đức

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Số doanh nghiệp thành lập mới đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh, ngân hàng xanh
Nhằm thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị xây dựng lộ trình tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới