Thứ năm, 21/11/2024 16:44 (GMT+7)
Thứ năm, 16/11/2023 07:00 (GMT+7)

Thái Nguyên: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc

Theo dõi KTMT trên

Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và một phần xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia…

Trước nhu cầu tiêu thụ rau, củ, quả ngày càng tăng cao, cùng với yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng các loại nông sản. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nội dung Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 theo Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thái Nguyên: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc - Ảnh 1
Cần phát huy tiềm năng, lợi thế về điêu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và một phần xuất khẩu, phát triển bền vững ngành hàng rau; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Về tổ chức sản xuất: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định quy mô vùng sản xuất rau tập trung trong phương án Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan khác.

Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các vùng tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất rau từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Các địa phương cần thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn để xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau.

Đối với hộ gia đình sản xuất rau, cần liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã và Tổ hợp tác để sản xuất rau tại các vùng tập trung, gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, sơ chế, bảo quản rau,....

Về khoa học công nghệ: Tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen các giống rau, đặc biệt là nhóm rau bản địa; chọn tạo, sản xuất hoặc nhập nội các giống rau mới, các giống lai F1 (cải bắp, cà chua, dưa chuột, ớt cay...) có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bền vững; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ…

Cần phát huy tiềm năng, lợi thế về điêu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương; phục vụ nhu cầu sử dụng rau ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Thái Nguyên: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc - Ảnh 2
Tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen các giống rau, đặc biệt là nhóm rau bản địa.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, sản lượng rau cả nước đạt 23-24 triệu tấn; trong đó, sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1,0-1,3 triệu tấn. Trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn. Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bào truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau cả nước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1,0-1,5 tỷ USD.

Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 30-35 nghìn ha; tập trung tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn,... Các loại rau được sản xuất gồm: Cải các loại, rau họ đậu, dưa chuột, hành, tỏi, rau bản địa.

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Việt Nam có hơn 500 công trình xanh
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho biết, đến hết quý III/2024, số lượng công trình xanh trên cả nước đạt hơn 500 với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng trên 12 triệu m2.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.