Thứ sáu, 22/11/2024 16:21 (GMT+7)
Thứ hai, 28/02/2022 12:00 (GMT+7)

Tây Nguyên: Chủ động biện pháp ứng phó với cao điểm mùa khô

Theo dõi KTMT trên

Khu vực Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm của mùa khô. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với tình hình hạn hán có thể xảy ra.

Tại tỉnh Đắk Lắk, trong những ngày gần đây thời tiết tương đối thuận lợi khi nhiều địa phương trồng cây nông nghiệp có xuất hiện những “cơn mưa vàng” vào giai đoạn giữa mùa khô. Tuy nhiên, mực nước ở một số nguồn nước cung cấp tưới như hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện...nước đang rút dần. Để đảm bảo nguồn nước cung cấp tưới tiêu cho các vườn cây nông nghiệp thì ngày từ đầu mùa khô lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cho các ngành chức năng và địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp tốt nhất để chống hạn.

Ông Nguyễn Đình Kính, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Búk cho biết, nhằm ứng phó với nguy cơ khô hạn kéo dài, ngay từ đầu mùa khô năm nay, Phòng NN-PTNT huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, hợp tác xã, tổ thủy nông trên địa bàn có các biện pháp điều tiết nước hợp lý tùy đặc điểm từng khu vực.

Phòng cũng chủ động phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân chú ý khơi thông dòng chảy kênh mương thủy lợi; tủ rơm, lá khô tại gốc cây để tránh bốc hơi thất thoát nước; tưới nước tiết kiệm; chia lịch với nhau không tưới ồ ạt cùng một thời điểm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Tây Nguyên: Chủ động biện pháp ứng phó với cao điểm mùa khô - Ảnh 1
Đắk Lắk chỉ đạo cho các ngành chức năng và địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp tốt nhất để chống hạn. (Ảnh minh họa)

Đăk Hà là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh Kon Tum với trên 12.000 ha. Cùng với gần 2.000 ha gieo trồng hàng năm của vụ Đông – Xuân 2020 – 2021, nông dân đang rất cần sự ổn định về nguồn nước tưới, nhất là vào thời gian cao điểm mùa khô như hiện nay. Trên địa bàn huyện hiện có 32 công trình thủy lợi lớn nhỏ phục vụ nước tưới. Bước vào giai đoạn cao điểm mùa khô, ngành nông nghiệp và người dân đã chủ động khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương. Đến thời điểm này, người dân vẫn đủ lượng nước tưới tiêu.

Ông Nguyễn Xuân Oanh, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà cho biết, gia đình có gần 1 ha đất canh tác tại cánh đồng Đăk Đen trồng các loại cây như lúa, dưa chuột, cà chua. Nhiều năm nay, nhờ hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước từ đập Mùa Xuân (Hồ thủy lợi Đăk Uy) về nên không phải lo về nguồn nước tưới, ngay cả trong cao điểm mùa khô. Nhờ đó, năng suất cây trồng được đảm bảo, giúp gia đình nâng cao thu nhập, từ 70 – 100 triệu đồng/năm.

Theo ông Ngô Hồng Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà, ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn; trong đó, hướng dẫn chuyển đổi cây trồng đối với các diện tích thiếu nước, không sử dụng cây lúa; đồng thời, làm việc với các trạm thủy nông, xây dựng lịch tưới nước cho các xã, thị trấn và thông báo cụ thể cho người dân.

Tương tự, tại Đắk Nông vào đầu mùa khô xuất hiện 3 đợt mưa lớn đã phần nào giúp cho người dân đỡ áp lực về tưới tiêu. Tuy nhiên, lượng nước ở hầu hết các hồ thuỷ lợi cũng đang có dấu hiệu sụt giảm mực nước. Cũng như nhiều hồ dân khác, gia đình ông Nguyễn Văn Quang – Trú tại thôn Quang Trung, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) trồng hơn 3ha cà phê. Theo ông Quang, mọi năm vào thời điểm này gia đình đang tưới nước cho vườn. Tuy nhiên, năm nay thời tiết có phần thuận lợi xuất hiện mấy trận mưa vào dịp giáp tết Nhâm Dần nên ông và nhiều hộ dân khác chỉ lo cho các đợt tưới tiếp theo.

Tây Nguyên: Chủ động biện pháp ứng phó với cao điểm mùa khô - Ảnh 2
Năm nay thời tiết khá thuận lợi. (Ảnh minh họa)

“Năm nay thời tiết thuận lợi nhưng chúng tôi chỉ lo cho đợt thứ 3 và thứ 4 vào khoảng tháng 4 tháng 5. Thường thì vào giai đoạn gần cuối mùa khô nước tưới đa phần thiếu vì các hồ chứa rút nước nhanh”. Ông Quang Lo lắng chia sẻ.

Theo dự báo từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông, từ tháng 02 đến tháng 4/2022, mực nước và lưu lượng trên các sông, suối dao động theo xu thế giảm dần, xuất hiện tình trạng cạn kiệt và thiếu hụt nguồn nước, thời kỳ cạn kiệt nhất trong vụ có khả năng xảy ra vào giữa tháng 02 đến đầu tháng 4 năm 2022. Dự báo vào mùa khô, tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước trên địa bàn tỉnh ở mức cao, đặc biệt trên khu vực các huyện: Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song, Tuy Đức.

Theo dự báo từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông, từ tháng 02 đến tháng 4/2022, mực nước và lưu lượng trên các sông, suối dao động theo xu thế giảm dần, xuất hiện tình trạng cạn kiệt và thiếu hụt nguồn nước, thời kỳ cạn kiệt nhất trong vụ có khả năng xảy ra vào giữa tháng 02 đến đầu tháng 4 năm 2022. Dự báo vào mùa khô, tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước trên địa bàn tỉnh ở mức cao, đặc biệt trên khu vực các huyện: Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song, Tuy Đức.

Theo Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với các Công ty Thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện điều tiết nước phục vụ tưới, đặc biệt là nước cho sản xuất và dân sinh vùng hạ du công trình thủy điện; phối hợp chặt chẽ với các địa phương về việc chấp hành Nông lịch trong điều tiết nguồn nước tưới và triển khai thực hiện các phương án phòng chống hạn khi có yêu cầu của địa phương.

Kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi đang bị xuống cấp, để đảm bảo an toàn cho công trình, đảm bảo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng. Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; đối với các công trình hồ chứa đang triển khai thi công chỉ đạo chủ đầu tư có các giải pháp thi công phù hợp để đảm bảo khả năng tích nước tại các hồ chứa để phục vụ sản xuất.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tây Nguyên: Chủ động biện pháp ứng phó với cao điểm mùa khô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới