Thứ bảy, 27/04/2024 20:08 (GMT+7)
Thứ hai, 25/03/2024 18:32 (GMT+7)

Tất tần tật về cây Sao Đen được trồng tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Cây Sao Đen là cây gỗ lớn, thân thuôn dài, cao tối đa 30m. Trên thân có những lằn nứt dọc theo sớ, màu đen, thịt gỗ bên trong có màu hơi đỏ.

Cây sao đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập nhiều nước nhiệt đới như Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam,...

Loài cây này thuộc chi Sao, họ dầu, tên khoa học của nó là Hopea odorata Roxb, tại nước ta nó có nhiều tên gọi như cây Sao, Mạy Khèn ( Lào), Sao Cát, Sao Bã Mía, Sao Nghệ, Mạy Khen Hua.

Ở nước ta, cây sao đen mọc tự nhiên trong các khu vực rừng rậm ở các tỉnh phía Tây Nguyên và Nam Bộ như Kon Tum, Gia Lai (Hậu Bổn, Cheo Reo), Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phú Quốc)...và cả phía Bắc, nổi tiếng hàng sao đen được trồng từ thế kỉ XX tại Phố Lò Đúc, Hà Nội.

Tất tần tật về cây Sao Đen được trồng tại Việt Nam - Ảnh 1

Cây sao đen là cây thân gỗ lớn, thuôn dài, có kích thước đường kính thân 60 đến 80cm, chiều cao trung bình nằm khoảng 20 - 25cm, vỏ cây màu đen, có nhiều vết nứt dọc theo thớ khiến vỏ xù xì. Lá sao đen có hình trái xoan, dài chừng 7 - 17cm, mặt trên lá xanh bóng, có nhiều gân nổi, có túm lông hình sao gần nách lá.

Hoa của loài cây này có màu trắng, nhỏ nhắn, hình ngôi sao, thường mọc thành cụm khoảng 11 đến 12 nhánh, mỗi nhánh sẽ có 4 đến 6 bông, cây sao đen thường nở hoa từ tháng 2 đến tháng 3.

Quả cây sao đen hình trứng, có gân và lông mịn, lúc còn non sẽ có màu xanh lá nhạt, khi già sẽ thành màu vàng nâu, thường cây sao đen ra quả mỗi 2 năm/lần, thường rơi vào tháng 4 và tháng 7.

Cây sao đen là loại cây có tốc độ phát triển nhanh, chịu hạn tốt, ưa nước nhưng chịu úng kém, ít rụng lá. Cây hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nó cũng có thể phát triển nơi có thời tiết lạnh nhưng ra hoa hay quả sẽ ít hơn.

Cây sao đen ngoài có công dụng làm đẹp cảnh quan, điều hòa và lọc không khí ra thì loại cây này còn có giá trị kinh tế cao từ thân, nhựa đến vỏ cây đều có giá trị:

  • Gỗ sao đen thuộc nhóm gỗ có chất lượng cao, có khả năng chịu mối mọt và nấm mốc gây hại nên được dùng làm các vật dụng nội thất, dựng nhà, đóng tàu thuyền,...
  • Nhựa cây sao đen được ứng dụng trong công nghiệp làm sơn, vecni hay công thuốc ảnh. Hơn nữa, nó còn là nguyên liệu trong bài thuốc dân gian về chữa cầm máu hữu hiệu khi được nghiền ra thành bột, đắp vào vết thương.
  • Vỏ cây sao đen lại là vị thuốc trị các bệnh về sâu răng, viêm lợi, vỏ cây sau khi sơ chế sạch mang ngâm rượu nếp nồng độ 30 – 40 độ hay sắc thành nước sẽ thành dung dịch súc miệng hiệu quả.
Bạn đang đọc bài viết Tất tần tật về cây Sao Đen được trồng tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới