Thứ năm, 28/03/2024 20:59 (GMT+7)
Thứ bảy, 27/05/2023 10:08 (GMT+7)

Siêu bão Mawar có sức tàn phá ra sao?

Theo dõi KTMT trên

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) khẳng định, Mawar là cơn bão có sức công phá khủng khiếp nhất trong vòng 6 thập kỷ trở lại.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, một siêu bão có tên quốc tế Mawar đã vượt qua đảo Guam và đang di chuyển hướng vào khu vực phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió hiện tại của bão Mawar ở cấp 17, là cấp siêu bão.

Đây là cơn bão thứ 2 hoạt động trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong mùa bão năm 2023.

Trước đó, đêm 26/5, tâm bão Mawar nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 1.400 km về phía Đông. Theo Trung tâm Cảnh báo bão liên hợp của Hải quân Mỹ, bão Mawar có sức gió mạnh 297 km/h. Bão hiện di chuyển về hướng Tây với tốc độ 27 km/h, theo New York Times.

Siêu bão Mawar có sức tàn phá ra sao? - Ảnh 1
Siêu bão Mawar đã mạnh hơn khi tiến vào vùng biển thuộc địa phận Philippines vào sáng ngày 26/5. (Ảnh: PAGASA)

Các cơ quan khí tượng cảnh báo, khi áp sát Philippines, bão Mawar sẽ gây mưa rất lớn, đi kèm lũ lụt, sạt lở đất, gió giật mạnh cho phía bắc đảo Luzon từ tối ngày 28/5 hoặc sáng ngày 29/5. Bão cũng gây mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất ở nhiều khu vực, bao gồm cả vùng đô thị Manila của Philippines.

Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Philippines thường xuyên hứng chịu thiên tai như bão, động đất và núi lửa. Trung bình mỗi năm nước này đón 20 cơn bão, gây lũ lụt và lở đất. Năm 2013, siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines khiến hơn 7.000 người thiệt mạng. 

Do đó, Cơ quan quản lý cảng Philippines đã đình chỉ hoạt động của các tàu, thuyền ở một số tỉnh. Nhà chức trách khuyến cáo cư dân ven biển nâng cao cảnh giác và lập tức sơ tán đến nơi an toàn trước khi cơn bão đổ bộ.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) còn khẳng định rằng đây là cơn bão có sức công phá khủng khiếp nhất trong vòng 6 thập kỷ trở lại.

Trước đó, bão Mawar đã mạnh vượt 3 cấp chỉ trong vòng 24 giờ và đạt tới cấp 5 hôm 25/5. Mawar là cơn bão mạnh nhất kể từ tháng 4/2021, và là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong tháng 5.

Tại Guam, bão Mawar gây ra mưa lớn từ 350 - 750 mm trong liên tiếp 3 ngày. Đây là lượng mưa lớn kỷ lục mà một cơn bão gây ra tại Guam kể từ bão Pamela năm 1976. Làng Dededo là nơi ghi nhận lượng mưa lớn nhất ở mức 177 mm/h.

Siêu bão đã quét sạch khu vực phía bắc của hòn đảo, khiến 98% dân số mất điện, hàng loạt căn nhà tốc mái, cây đổ, xe cộ lật nhào trên đường. Sân bay quốc tế và nhà dân của đảo Guam cũng ngập trong lũ nước. Hiện vẫn chưa có ghi nhận thương vong nhưng cơn bão mang theo mưa lớn tại khu vực phía bắc và trung tâm hòn đảo.

Ban đầu, các cơ quan khí tượng của Nhật Bản và Mỹ đều dự báo bão có khả năng thành siêu bão và vào Biển Đông của Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 26/5, các dự báo cho biết, bão sẽ tiệm cận đến khu vực đảo Luzon (Philippines) rồi chuyển hướng tây tây bắc vào khu vực đảo Đài Loan (Trung Quốc) với sức gió duy trì ở mức 175 km/h, gần trung tâm với gió giật 215 km/h.

Dự báo, siêu bão Mawar sẽ di chuyển theo hướng tây tây bắc. Cơ quan khí tượng Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến siêu bão này.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhận định, Mawar có thể là siêu bão mạnh nhất thế giới tính đến thời điểm này. Hiện mắt bão đã được hình thành với đường kính lên đến 45km và khoét sâu xuống bề mặt biển, chúng ta có thể thấy rõ màu xanh của biển khi quan sát ảnh mây vệ tinh kênh thị phổ (VIS) với độ phân giải rõ nhất.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Siêu bão Mawar có sức tàn phá ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.