Thứ sáu, 22/11/2024 16:00 (GMT+7)
Thứ năm, 04/01/2024 15:41 (GMT+7)

Sấy cà phê gây ô nhiễm, doanh nghiệp bị xử phạt 130 triệu đồng

Theo dõi KTMT trên

UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp xây dựng, vận hành lò sấy cà phê gây ô nhiễm môi trường. Tổng số tiền là 130 triệu đồng và đình chỉ sấy 4 tháng 15 ngày.

Theo Quyết định số 03 của UBND huyện Đắk Song, Công ty TNHH MTV Nghĩa Hạnh Đắk Nông (trụ sở tại xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song) có lò sấy chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm trong không khí vượt quy chuẩn dưới 5 lần đối với thông số môi trường; tổng bụi lơ lửng (TSP) vượt 1,75 lần theo quy chuẩn.  

Hành vi trên đã vi phạm Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo Quyết định của UBND huyện Đắk Song, Công ty TNHH MTV Nghĩa Hạnh Đắk Nông phải phục hồi môi trường theo quy định cũng thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm gây ra.

Sấy cà phê gây ô nhiễm, doanh nghiệp bị xử phạt 130 triệu đồng - Ảnh 1
Khói bụi do lò sấy cà phê gây ra.  (Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Nông). 

Đồng thời phạt tiền Công ty TNHH MTV Nghĩa Hạnh Đắk Nông phạt tiền 130 triệu đồng, đình chỉ hoạt động lò sấy cà phê trong 4 tháng 15 ngày tính từ ngày 2/1/2024. 

Trước đó, báo Đắk Nông đã phản ánh Công ty TNHH MTV Nghĩa Hạnh luôn nhả khói nghi ngút. Khói, tro bụi cà phê theo chiều gió lan tỏa dày đặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. 

Anh Vũ Ngọc Đấu, thôn 2, xã Nâm N’Jang, (Đắk Song) cho biết, gần 4 sào chanh dây của gia đình đã bị phủ kín bụi, kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất. Có những đánh chanh dây đã bị vàng lá, chết dần và không còn khả năng cứu chữa phải phá bỏ. 

Ngày 10/11 đại diện UBND xã Nâm N’Jang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Song đã về kiểm tra, xác minh thực tế và ghi nhận tình trạng khói, bụi phát tán từ lò sấy cà phê của Công ty.

Trong buổi làm việc, cơ quan chức năng đã yêu cầu phái Công ty nâng cấp hệ thống lò sấy cũng như khó bụi phát tán để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thời gian hoàn thành trước 20/11. 

Theo Khoản 2, Điều 56, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật”. 

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã bổ sung quy định chế tài liên quan đến bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề tại Khoản 2, Điều 15. Cụ thể phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải. 

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Sấy cà phê gây ô nhiễm, doanh nghiệp bị xử phạt 130 triệu đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới