Thứ sáu, 22/11/2024 17:57 (GMT+7)
Thứ hai, 22/07/2024 06:45 (GMT+7)

Robot sẽ đào hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từ ngày 30/7

Theo dõi KTMT trên

Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho hay, đơn vị này đang triển khai vận chuyển, tập kết các tấm bê tông vỏ hầm về ga ngầm S9 để sẵn sàng động thổ 2 máy đào hầm TBM vào cuối tháng 7.

Thông tin cụ thể, MRB cho biết, hiện nay, các chuyên gia đang tiến hành kiểm tra lần cuối để tiến hành đào hầm, dự kiến bắt đầu đào từ ngày 30/7, máy khoan sẽ đào từ ga ngầm S9 (Kim Mã) xuyên tới ga ngầm S10 (Cát Linh). 

Theo kế hoạch, máy khoan ngầm số 1 có tên "Thần tốc" sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tại độ sâu 17.8m. Sau một thời gian vận hành máy số 1, máy khoan số 2 có tên "Táo bạo" sẽ bắt đầu quá trình khoan hầm.

Robot sẽ đào hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từ ngày 30/7 - Ảnh 1
Robot đào hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.

Thời gian khoan hầm sẽ diễn ra trong vòng 15 tháng. Mỗi ngày, dự kiến robot TBM sẽ khoan được khoảng 10m đến 12m, khoan đến đâu lắp vỏ hầm đến đấy. Khối lượng phế thải trong quá trình đào hầm sẽ được tập kết và đưa ra khỏi công trường.

MRB cho biết, việc thi công khoan hầm sẽ được tiến hành với sự cẩn trọng và giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho các công trình hiện hữu dọc lộ trình máy khoan đi qua. Hiện, các hộ dân được xác định bị ảnh hưởng trong quá trình đào hầm hiện đã bắt đầu di dời.

Về vỏ hầm, vật liệu này sẽ được đúc sẵn tại một nhà máy ở Hà Nam, sau đó vận chuyển về công trường dự án để đưa vào buồng chứa các máy TBM.

Nguyên vật liệu để sản xuất vỏ hầm bao gồm: Xi măng, cốt thép, cốt liệu (đá, cát), nước, phụ gia và các phụ kiện vỏ hầm. Sau quá trình chuẩn bị, bê tông được trộn bằng trạm trộn tự động theo tỉ lệ cấp phối đã được xác định, sau đó được đổ vào khuôn đúc đã lắp cốt thép, sử dụng các kỹ thuật đầm rung để loại bỏ bọt khí và đảm bảo bê tông phân bố đều.

Sau khi được đúc xong, vỏ hầm sẽ được chuyển về công trường ga S9 bằng đội xe đầu kéo 16 chiếc (quãng đường dự kiến 71km). Thời gian vận chuyển vào ban đêm từ 21h đến 6h hôm sau với tần suất vận chuyển tối đa là 16 xe/đêm.

Về quy trình, khi máy đào hầm TBM hoạt động và đào đất lên, sẽ ốp tấm bê tông vỏ hầm đến đấy. Cứ 6 tấm bê tông ghép lại thành 1 vòng tròn đủ.

Trước đó, nhà thầu đã đưa 2 robot khoan ngầm về công trường và hoàn thành lắp ráp từ tháng 3/2021.

Hai robot được đặt tên là "Thần Tốc" và "Táo Bạo" với kỳ vọng sớm được vận hành. Tuy nhiên, vì nhiều vướng mắc về thủ tục nên 2 robot này đã nằm im dưới ga ngầm S9 suốt từ đó đến nay.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Robot sẽ đào hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từ ngày 30/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh niên 9x khởi nghiệp với hoa cẩm cù
Đỗ Văn Phúc (SN 1991) bất ngờ khám phá niềm yêu thích đặc biệt với hoa cẩm cù. Từ đó, anh đã biến đam mê này thành sự nghiệp, gặt hái thành công và tạo ra nguồn thu nhập ổn định tại Bình Phước.

Tin mới