Thứ năm, 04/07/2024 15:05 (GMT+7)
Thứ năm, 30/05/2024 06:58 (GMT+7)

Quảng Trị: Hơn 12,7 tỷ ứng phó với hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn vụ hè thu năm 2024

Theo dõi KTMT trên

Kinh phí ứng phó chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hơn 12,7 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí do Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi thực hiện là 6,579 tỉ đồng.

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 06/5/2024 của UBND tỉnh triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Phương án 3355/PA-UBND ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025; UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 27/5/2024 ứng phó với nắng nóng, hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn vụ hè thu 2024.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị đưa ra một số giải pháp nhằm ứng phó với nắng nóng, hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn như tổ chức ra quân làm thuỷ lợi, khơi thông dòng chảy, tu sửa, nạo vét kênh mương, các cửa dẫn nước đảm bảo chuyển nước tốt nhất, duy tu bảo dưỡng tốt các trạm bơm để sẵn sàng bơm tưới, chuẩn bị các loại máy bơm dự phòng để sẵn sàng bơm hỗ trợ.

Áp dụng biện pháp tưới luân phiên ngay từ đầu vụ, tận dụng các nguồn nước hồi quy ở các trục tiêu, ao hồ, sông suối để bơm tát phục vụ làm đất, gieo sạ, tích trữ nguồn nước ở các hồ chứa để phục vụ tưới khi cần thiết. Chủ động be bở giữ nước trong ruộng trước lúc vào vụ sản xuất, tích nước ở các bàu, ao, đầm, chủ động khoanh vùng đặt máy bơm dã chiến hỗ trợ khi cần thiết.

Quảng Trị: Hơn 12,7 tỷ ứng phó với hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn vụ hè thu năm 2024 - Ảnh 1
Hạn hán, thiếu nước ở Quảng Trị trầm trọng khiến đất nứt nẻ. (Nguồn: Internet)

Dự trữ nguồn nước cơ bản từ hồ Ái Tử để cấp bổ sung cho trạm bơm Tân Lương đảm bảo cấp nước cho thành phố Đông Hà; đảm bảo nguồn nước ở hồ Tích Tường để cấp cho nhà máy nước thị xã Quảng Trị phục vụ cấp nước cho người dân trong vùng. Trong đó, những vùng có nguồn nước và gần nguồn điện cần nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các trạm bơm điện để bơm tưới chống hạn trước mắt và lâu dài.

Đồng thời, vận động các địa phương thực hiện gieo cấy các loại giống lúa ngắn ngày để rút ngắn thời gian tưới nhằm tiết kiệm nước tưới.

Đối với những vùng cao khó tưới, không có nguồn nước bơm hỗ trợ thì vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hoặc các hình thức sản xuất khác phù hợp mang lại hiệu quả cao hơn, diện tích cần chuyển đổi vụ Hè Thu 2024 là 737,9 ha. Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ chống hạn cho 3.286,46 ha có nguy cơ thiếu nước trên địa bàn tỉnh.

Kinh phí hỗ trợ chống hạn là 12,71 tỷ đồng.. Trong đó, kinh phí do Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi thực hiện là 6,579 tỉ đồng; kinh phí chống hạn của các địa phương thực hiện là 6,131 tỉ đồng.Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và nguồn hợp pháp theo quy định trong đó, ngân sách tỉnh và nguồn hợp pháp theo quy định là 6,579 tỷ đồng; Ngân sách huyện và nguồn hợp pháp theo quy định là 6,131 tỷ đồng.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Quảng Trị: Hơn 12,7 tỷ ứng phó với hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn vụ hè thu năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Chủ động ứng phó mưa lớn, sạt lở đất
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum ban hành văn bản số 85/PCTT đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, TKCN và Phòng thủ dân sự các huyện, thành phố và đơn vị liên quan chủ động ứng phó mưa lớn, sạt lở đất.

Tin mới

Đón khách Ấn Độ: Hiểu đúng để phục vụ tốt hơn
Những năm gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách Ấn Độ. Tuy nhiên, để đón và phục vụ thị trường khách này không phải dễ nhưng nếu hiểu được sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch, lữ hành phục vụ thị trường khách này tốt hơn.