Thứ sáu, 22/11/2024 10:07 (GMT+7)
Thứ hai, 04/09/2023 11:50 (GMT+7)

Quảng Nam – Đà Nẵng: Chung tay quản lý tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Theo dõi KTMT trên

UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết thoả thuận phối hợp về quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, nắng nóng xảy ra với tần xuất và cường độ ngày càng gay gắt, hạn hán và xâm nhập mặn trở nên khắc nghiệt, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết thoả thuận phối hợp về quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng.

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thử nghiệm trong giai đoạn hợp tác vừa qua của hai địa phương và ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm Ban điều phối trong thời gian tới, để ứng phó với các nguy cơ gây mất an ninh nguồn nước trên toàn lưu vực trong bối cảnh tổ chức lưu vực sông chưa được thành lập chính thức theo quy định tại Luật Tài nguyên nước.

Quảng Nam – Đà Nẵng: Chung tay quản lý tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn - Ảnh 1
Đại diện lãnh đạo Tp.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ký kết văn bản nội dung phối hợp quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn

Phát biểu tại hội thảo ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh, bảo đảm an ninh nguồn nước tại hai địa phương là việc làm cấp thiết cho phát triển phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vì vậy, Đà Nẵng và Quảng Nam cần có quy chế phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực. Trong quá trình ban hành và tổ chức triển khai thực hiện, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi địa phương trong việc làm rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố. Phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại; lập bản đồ các nguồn thải lớn, xả vào lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý. Tổ chức các đợt phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước (đối với các nguồn thải lớn, nguy hại, có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước sinh hoạt) được ban hành và tổ chức thực hiện; các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lưu vực được xây dựng và hoạt động hiệu quả...

Đồng chia sẻ vấn đề, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đề nghị Ban điều phối, quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng sớm tham mưu UBND TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam sớm ban hành văn bản đồng kiến nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường thành lập Tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo 2 địa phương đề xuất Chính phủ có đề án tổng thể phòng, chống thiên tai cho khu vực miền Trung với trọng điểm là Quảng Nam và Đà Nẵng.

Theo nhận định của một số chuyên gia tại hội thảo, một trong những nguyên nhân thiếu nước trong mùa cạn trên lưu vực sông là phân bố dòng chảy không đều. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô.

Bên cạnh đó, rừng đầu nguồn bị suy giảm, tình trạng phá rừng đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn sinh thủy trên lưu vực sông.

Kinh tế-xã hội phát triển cùng đô thị hóa, công nghiệp hóa, tăng dân số làm gia tăng yêu cầu cấp nước cả về số lượng và chất lượng, gia tăng các hoạt động xả nước thải.

Ngoài ra, việc vận hành của các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên lưu vực nếu không hợp lý sẽ làm suy giảm, cạn kiệt dòng chảy, nhất là ở hạ lưu các công trình hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện.

Theo báo cáo kết quả hoạt động của Ban điều phối giai đoạn từ năm 2017 đến nay cho thấy Vu Gia - Thu Bồn là 01 trong 10 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam; có lượng mưa trung bình lưu vực lớn nhất Việt Nam với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 2.700mm. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, tài nguyên nước trên lưu vực không dồi dào như dự báo do luôn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng gây mất an ninh nguồn nước.

Ngoài ra, biến đổi lòng dẫn sông, đặc biệt là hạ thấp mực nước trên sông chính là thách thức lớn đối với an ninh nguồn nước trên lưu vực sông VGTB. Hạ thấp lòng dẫn khiến không đủ cao trình mực nước cho các công trình lấy nước ven sông, từ đó làm giảm năng lực lấy nước và cấp nước.

Bên cạnh đó, suy thoái, ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực sông cũng là một trong những thách thức lớn mà hai địa phương xác định phải ứng phó trong thời gian đến. Ô nhiễm nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là do phải tiếp nhận chất thải từ các nguồn xả thải vào sông, suối.  

Trước những thách thức nêu trên, việc tiếp tục tăng cường phối hợp giữa hai địa phương lần này góp phần nhằm tối đa hóa các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, bảo đảm sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Đồng thời, ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước và phòng chống các tác hại do nước gây ra trên lưu vực.

Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.350 km2, bắt nguồn từ địa bàn tỉnh Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và đổ ra Biển Đông. Vu Gia - Thu Bồn là một trong 10 hệ thống sông lớn của Việt Nam, có tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 19.347 triệu m3/năm (tương ứng với lưu lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 614 m3/s).

Trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nắng nóng xảy ra với tần xuất và cường độ ngày càng gay gắt hơn. Hạn hán và xâm nhập mặn trở nên khắc nghiệt, nhiều giá trị kỷ lục mới về nhiệt độ đã được thiết lập. Đặc biệt, hiện tượng ENSO ngày càng có tác động nghiêm trọng, các đợt El Nino đã gây ra hạn hán trên phạm vi rộng, tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên sông ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, tác động BĐKH làm cho các thách thức về nước càng trầm trọng hơn và càng đặt ra nhu cầu quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả.

Trước bối cảnh, chưa có một tổ chức lưu vực sông chính danh được thành lập theo quy định và trước yêu cầu cấp thiết của thực tế, chính quyền tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng đã thống nhất thành lập một tổ chức lưu vực sông thử nghiệm với tên gọi “Ban điều phối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam Đà Nẵng” (Tại Quyết định số 4546/QĐ-UBNDĐN-UBNDQN ngày 18/8/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng - UBND tỉnh Quảng Nam).

Theo đó, hai bên sẽ thực hiện 8 nội dung cụ thể: Tiếp tục duy trì thể chế liên tỉnh-thành phố để hợp tác, điều phối các hoạt động liên quan; đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trọng Nghị

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam – Đà Nẵng: Chung tay quản lý tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.