Thứ sáu, 29/03/2024 08:36 (GMT+7)
Thứ tư, 30/11/2022 06:56 (GMT+7)

Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030

Theo dõi KTMT trên

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần cụ thể hóa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ 2021-2030 đã được Bộ Giao thông Vận tải công bố.

Phương án này với mục tiêu chính của là nhằm nâng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt từ 1,1 triệu tấn vào năm 2021 lên 4-5 triệu tấn vào năm 2030, trong đó, hàng đi tuyến Bắc - Nam, Hà Nội - Đồng Đăng đạt sản lượng 3 triệu tấn/năm; tuyến Hải Phòng - Yên Viên - Lào Cai là 1,5 triệu tấn/năm.

Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030 - Ảnh 1
Phương án này với mục tiêu chính của là nhằm nâng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt từ 1,1 triệu tấn vào năm 2021 lên 4-5 triệu tấn vào năm 2030. (Ảnh minh họa)

Cùng với việc đầu tư tăng năng lực kết cấu hạ tầng khu ga liên vận đường sắt quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm công bố các ga có hoạt động liên vận đường sắt quốc tế tương tự công bố cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) rà soát, có kế hoạch đầu tư phương tiện, thiết bị, bao gồm đầu máy, toa xe đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa liên vận quốc tế.

Đầu tư 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021-2025 hơn 5.400 tỷ đồng

Mới đây, Chính phủ đã có văn bản báo cáo Quốc hội về chính sách phát triển và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư giao thông vận tải đường sắt.

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải đang khẩn trương hoàn thành đầu tư 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, cũng đang triển khai thực hiện đầu tư 6 dự án, tổng mức đầu tư 5.419 tỷ đồng từ nguồn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, các dự án này gồm: Cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - Sài Gòn, đường sắt khu vực đèo Khe Nét; cải tạo, nâng cấp các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống).

Về công tác chuẩn bị đầu tư, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 6 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên các tuyến đường sắt hiện có.

Bên cạnh đó, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư một số tuyến mới quan trọng như: tuyến Vành đai phía Đông Hà Nội, TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành... để kết nối các cảng cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đầu mối giao thông, làm cơ sở xem xét đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn tiếp theo.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, đối với 6 dự án đang triển khai thực hiện đầu tư, Ban đang khẩn trương thực hiện các bước, phấn đấu khởi công dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM vào cuối năm 2022.

Các dự án cải tạo, nâng cấp khác như đoạn Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, các ga tuyến đường sắt phía Bắc, cầu đường sắt Đuống dự kiến sẽ khởi công vào quý I hoặc quý II/2023.

Riêng dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt khu vực đèo Khe Nét (tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM) đang thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự kiến khởi công vào năm 2023.

Đầu tư 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021-2025 gồm: Cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - Sài Gòn, đường sắt khu vực đèo Khe Nét; cải tạo, nâng cấp các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống.

Bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án như sau: Năm 2022 khoảng 80 tỷ đồng; năm 2023 khoảng 350 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 400 tỷ đồng và năm 2025 là 269 tỷ đồng. Dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn sáu tỉnh/thành phố có tuyến đường sắt đi qua, gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khang Điền nói gì về việc lợi nhuận kinh doanh giảm?
Theo báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư và nhà Khang Điền ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm chỉ đạt 730 tỷ giảm hơn 42,7% so với năm trước và hàng tồn kho của đơn vị cũng tăng hơn 50% so với đầu năm.

Tin mới

Khang Điền nói gì về việc lợi nhuận kinh doanh giảm?
Theo báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư và nhà Khang Điền ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm chỉ đạt 730 tỷ giảm hơn 42,7% so với năm trước và hàng tồn kho của đơn vị cũng tăng hơn 50% so với đầu năm.