Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán bác tin đồn phát tán Covid-19
Viện Virus học Vũ Hán hôm 16/2 đã bác bỏ thông tin nói rằng một thành viên của viện này là người đầu tiên nhiễm Covid-19 (nCoV) và khiến virus này phát tán ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa: France 24. |
"Gần đây, có tin đồn thất thiệt về Huang Yanling, một học viên tốt nghiệp từ học viện của chúng tôi, nói rằng cô ấy là 'bệnh nhân số 0' trong đợt dịch Covid-19", Viện Virus học Vũ Hán cho biết và nhấn mạnh tuyên bố trên là hoàn toàn bịa đặt.
"Bệnh nhân số 0" là thuật ngữ y học chỉ người đầu tiên mắc bệnh.
Viện Virus học Vũ Hán nói thêm rằng Huang tốt nghiệp năm 2015, sau đó rời Hồ Bắc và chưa hề trở lại. Điều đáng nói là sức khỏe của Huang bình thường và cô không mắc bệnh.
Trước đó, đã có không ít ánh mắt đổ đồn sự chú ý vào Viện Virus học Vũ Hán, nơi có phòng thí nghiệm duy nhất được xếp loại An ninh sinh học cấp 4 - mức phòng ngừa an toàn sinh học cao nhất tại Trung Quốc đại lục. Phòng thí nghiệm tại đây được thiết kế để điều trị các bệnh truyền nhiễm như Ebola.
Viện virus học Vũ Hán (Ảnh: SCMP) |
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) gây ra bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối tháng 12, hiện lây lan tới 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 1.775 người tử vong. Hồ Bắc là địa phương đầu tiên tại Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Cho đến nay, danh tính bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên vẫn chưa được công bố.
Giới chức và các nhà khoa học Trung Quốc nói rằng, virus này dường như bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Vũ Hán sau khi một nhóm bệnh nhân từng tới đây mua bán bị xác nhận nhiễm bệnh vào cuối tháng 12. Nhưng nghiên cứu của tạp chí y khoa The Lancet cho biết bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm bệnh chưa từng tới chợ này. Nghiên cứu trên do các nhà nghiên cứu mà 7 trong số làm việc tại bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán thực hiện, dựa trên dữ liệu của 41 bệnh nhân đầu tiên.
Nghiên cứu này cho biết bệnh nhân chưa từng tới chợ và cũng không không có mối liên hệ dịch tễ nào giữa bệnh nhân đầu tiên và người nhiễm bệnh sau đó.
Một bộ phận dư luận Trung Quốc cho tới nay vẫn không chấp nhận tuyên bố của các quan chức về nguồn lây lan bệnh. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều búc xúc với cách chính quyền địa phương ứng phó với đợt dịch này.
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cuối tuần qua đã ban hành chỉ thị yêu cầu tăng cường kiểm soát tất cả các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trên toàn quốc giữa lúc có nhiều đồn đoán Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Theo trang thống kê toàn cầu Worldometer vào lúc 6h15 ngày 17/2/2020 (giờ Việt Nam) cập nhật như sau: Đã có thêm 100 ca tử vong do virus Corona mới (Covid-19), khiến tổng số người chết toàn cầu do đại dịch này tăng lên thành 1.770 người. Các ca tử vong mới ghi nhận này đều ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, theo SCMP. Cũng theo thống kê của trang web này, tổng số ca nhiễm virus Corona (Covid-19) trên toàn thế giới là 71.323 người, còn số ca hồi phục là 10.890. Trung Quốc đại lục tiếp tục là tâm dịch Covid-19 với tổng số ca nhiễm là 70.542 người (tăng thêm 2.042 trường hợp), và tổng số ca tử vong là 1.765 người. Số trường hợp hồi phục tại Trung Quốc đại lục là 10.761 và trường hợp nguy kịch là 11.272. Cho tới nay có 5 trường hợp tử vong bên ngoài đại lục Trung Quốc, bao gồm 1 ở Philippines, 1 ở Hong Kong, và 1 ở Nhật Bản, 1ở Đài Loan, 1 ở Pháp. |
Mai Anh