Phát triển khuyến học xanh trong nền giáo dục xanh (Bài 1)
Giáo dục xanh là giáo dục định hướng tương lai, tập trung vào việc bảo vệ môi trường và tạo ra một thế giới công bằng hơn về mặt sinh thái và xã hội.
Khái niệm “Giáo dục xanh”
Định nghĩa
Giáo dục xanh là giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vũng (Green Education=Education for Sustainable Development-ESD). Giáo dục xanh phát triển kiến thức, kỹ năng, giá trị và quan điểm về các vấn đề toàn cầu để tạo ra những thế hệ có những hành động đóng góp vào các môhình sống bền vững.
Giáo dục xanh là giáo dục định hướng tương lai, tập trung vào việc bảo vệ môi trường và tạo ra một thế giới công bằng hơn về mặt sinh thái và xã hội.
Giáo dục xanh chuyển đổi cách học truyền thống sang phương thức học chủ động, tǎng cường khả năng tự định hướng học tập, giúp người học hợp tác trong học tập, nghiên cứu và nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Sự cần thiết phải “xanh hóa” giáo dục
Nửa sau của thập niên 2021 - 2030, Việt Nam phải gia nhập vào 2 xu thế phát triển: Số hóa và Xanh hóa. Đây là 2 chương trình phải tiến hành đồng thời trong sự gắn kết tương hỗ lẫn nhau.
Quá trình chuyển đổi số sẽ làm thay đổi tổng thể và toàn diện vớ mọi cánhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc cũng như cách thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Xu thế chuyển đổi số là không thể đảo người bởi đó là cái tất yếu khi đi vào cách mạng công nghiệp 4.0.
Cùng với chuyển đổi số là chuyển đổi xanh. Chuyển đổi xanh hướng đến sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi truòng.
Chuyển đổi số sẽ tạo nên trong xã hội một môi trường kỹ thuật số, trong đó xây dựng 3 trụ cột cơ bản cho sự phát triển xã hội một cách bền vững: Kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số mà yếu tố cốt lõi là công dân số.
Trong xã hội số, công dân số phải sống và làm việc thuận chiều với thời đại công nghệ số, thuận chiều với sự vận hành của thiên nhiên để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta sẽ có những đô thị thông minh, những vùng nông thôn đáng sống, những trường học trực tuyến, những doanh nghiệp chuyên động cùng chiều với thời đại số, với quy trình quản trị và làm việc với vǎn hóa học tập suốt đời và những công dân luôn vươn lên làm chủ công nghệ hiện đại.
Điều quan trọng của xã hội số là từng bước mở rộng nền kinh tế số thân thiện với môi trường. Nền kinh tế số đó sẽ thực hiện phương thức của kinhtế tuầnhoàn (Một khái niệm do Pearce và Turner đưa ra nǎm 1990: Circular Economy).
Quy trình vận hành của sản phẩm do kinh tế tuần hoàn diễn ra như sau:
Kinh tế tuần hoàn có mục đích kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Các phế thải của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều được xem là nguyên liệu, vật liệu của quy trình sản xuất tiêu dùng khác.
Kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận của kinh tế số. Nó làm giảm các nguyên liệu sản xuất, giảm sự tiêu hao tài nguyên, tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian khai thác máy... và cuối cùng giảm được rác thải. Như vậy nó hoàn toàn thân thiện với môi trường (Environmentally - friendly), và như thế, nó đã làm xanhhóa môi trường, tức là góp phần làm cho môi trường bền vững. Đây là giao điểm của kinh tế số với kinh tế xanh.
- Kinh tế tuần hoàn hoàn toàn khác với kinh tế tuyến tính (Linear Economy)hay còn gọi là kinh tế “thẳng”, tức là các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều trên một đường thẳng: Khai thác tài nguyên - sản xuất tiêu dùng - vứt bỏ sản phẩm đã dùng - tạo rác thải. Sự hao phí tài nguyên do kinh tế tuyến tính tạo ra đã dến lúc phải dùng lại để thay bằng kinh tế tuần hoàn. Giáo dục xanh sẽ tạo ra những con người có tư duy xanh (1), lối sống xanh (2), văn hóa xanh (3) - con người thích hợp và là nguồn nhân lực để xây dựng kinh tế tuần hoàn.
Giáo dục xanh xây dựng hệ thống trường học từ tuổi mầm non đến đại học.Mỗi cấp học, bậc học đều có triết lý về giáo dục xanh của mình.
Giáo dục xanh trên thế giới rất đa dạng, tùy từng hoàn cảnh tự nhiên và đặc điểm địa lý mà người ta xây dựng những nhà trường xanh với chương trình học có những nội dung theo quan điểm chung về mục tiêu giáo dục xanh, song lại cónhững khác biệt trong chương trình giáo dục kỹ năng sống (life skills) và kỹ nǎng xã hội (những kỹ năng mềm -Soft skills).
Sứ mệnh của giáo dục xanh
Giáo dục xanh đào tạo nhữn công dân toàn cầu, phát triển nhận thức xã hội, trách nhiệm công dân và sự phát triển cá nhân nhằm đáp ứng được những thách thức hiện tại và tương lai; Xây dựng cộng đồng lan tỏa lối sống xanh nhằm đóng góp vào sự phát triển quốc gia và thế giới.
Phát triển khuyến học xanh trong điều kiện chuyển đổi số quốc giavà tăng trưởng xanh kinh tế -xã hội
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, xu hướng số hóa và xanh hóa giáo dục đã trở nên phổ biến trong nhiều quốc gia trên toàn cầu. Hai xu huớng này không thể đảo ngược và nó đặt ra cho giáo dục không chỉ đào tạo những công dân số để xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy sự phát triển của xã hội số được vận hành bởi chính phủ số, đồng thời nó còn đòi hỏi những công dân số phải có tư duy xanh, lối sống xanh, văn hóa xanh để tạo nên một xã hội có môi trường sinh thái phát triển bền vững.
Khuyến học là một bộ phận hữu cơ của nền giáo dục quốc dân, có chức năng hỗ trợ việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân hữu ích cho đất nước và thúc đẩy việc học tập suốt đời cho những công dân đã qua vòng giáo dục ban đầu để tạo nên nhân lực chất lượng cao, giúp họ trở thành những ngưòi phát triển bền vững trong một xã hội tăng trưởng bền vững.
Vì vậy, khuyến học không chỉ vận hành trong một xã hội số, mà còn trong một xã hội xanh để xây dựng xã hội học tập nửa đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam.
Những cơ sở tạo nền tăng cho việc xanh hóa khuyến học
Cơ sở chính trị
- Nghị quyết số 29-NQ/TW (4/11/2013) của Ban Chấp hành Trung uơng Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Nghị quyết số 52-NQ/TW (27/9/2019) của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, phần nói về xã hội học tập và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kết luận 49-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Cơ sở pháp lý
- Chỉ thị 16/CT-TTg (4/5/2017) của Thủ tướng Chính phủ về tǎng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.
- Quyết định 749/QD-TTg (3/6/2020) của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển dổi số quốc gia...
- Quyết dịnh 882/QĐ-TTg (22/7/2022) của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tǎng trưởng xanh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050.
- Quyết định 387/QD-TTg(25/3/2022) của Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đấy mạnh phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai doạn 2021 -2030”.
- Quyết dịnh 677/QĐ-TTg (3/6/2022) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 -2030”.
Cơ sở khoa học
- Những luận thuyết khoa học về xã hội học tập trong tác phẩm “Học tập-một kho báu tiềm ấn” của Jacques Delors.
- Những luận điểm quan trọng của Joshep E.Stinglitz và Bruce C.Greenwald trong tác phẩm “Xây dựng xã hội học tập - cách tiếp cận mói cho tǎng truởng”.vv...
Cơ sở thực tiễn
- Nghiên cứu, đánh giá những mô hình xanh ở trong nước, tìm ra những bài học bổ ích:
+ Hệ thống giáo dục Genesis Hà Nội.
- Genesis School cơ sở Tây Hồ gồm Truờng mầm non và Trường tiểu học Genesis.
- Genesis School cơ sở Nam Từ Liêm gồm Trường tiểu học và Trường trung học co sở, Trung học phó thông Genesis.
+ Trường đại học xanh đầu tiên ở Trà Vinh.
+ Chương trình giáo dục tư duy xanh của Đại học RMIT.
- Nghiên cứu kinh nghiệm khởi nghiệp xanh ở những nơi phát triển các nghề xanh trên địa bàn nông thôn mới, các trang trại xanh, các cửa hàng thông minh v.v.., kinh nghiệm khởi nghiệp của thanh niên Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh với các nhà hàng xanh, cơ sở sản xuất thông minh.
Vấn đề giáo dục xanh ở nước ta không phải là vấn đề quá mới, nhung là vấn đề chưa lan tỏa. Do vậy, khi đặt ra Chương trình “Xanh hóa” khuyến học, cần có kế hoạch phủ xanh các mô hình học tập, vừa tạo ra những cách làm thểhiện được tính sáng tạo của nhân dân, đồng thời tìm ra cơ chế lan tỏa kinh nghiệm trong cộng dồng.
Mục tiêu của khuyến học xanh
Khuyến học xanh hướng quá trình học tập suốt đời vào việc hình thành và phát triển những công dân học tập có những kỹ năng số (4) và kỹ năng xanh (5).
Phát triển hài hòa Đức - Tài để trở thành người lao động hiện đại của thế kỷ XXI. Trên cơ sở nhận thức và quản lý bản thân, nhận thức xã hội, quyết định có trách nhiệm và có những mối quan hệ gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng, đóng góp có hiệu quả trong việc xây dựng lối tư duy xanh, lối sống xanh, họ có đủ năng lực ứng phó với những thách thức của một thế giới có những biến đổi mau lẹ, bất thường, khó dự báo trong hiện tại và tương lai; bảo vệ sự phát triển bền vững của tùng con người cũng như của các cộng đồng dân cư trong nuớc.
Chú thích
(1) Tư duy xanh là lối tư duy tăng trưởng, không coi con người là nhân vật đứng ngoài giới tự nhiên, khai thác tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ nhu cầu con người, mà con người với cuộc sống của mình phụ thuộc vào tự nhiên, ứng xử tôn trọng tự nhiên, hài hòa với tự nhiên. Xanh hóa tăng trưởng và phát triển định hướng chủ đạo của lối tu duy xanh (Green Mindset).
(2) Lối sống xanh là lối sống lành mạnh, bền vững, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt tài nguyên cho các thế hệ tiếp theo. 5 yêu cầu của lối sống xanh: Ăn xanh, uống sạch, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, tái sử dụng và tái chế, sống với cây xanh, thời trang bền vững.
(3) Văn hóa xanh là một sự kết hợp hài hòa con người với tự nhiên, là văn hóa giúp con người thích ứng với môi trường, ứng xử tôn trọng tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái.
(4) Kỹ năng số: Kỹ năng tìm kiếm, sử dụng, chía sẻ và tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và Internet (Theo Wikipedia Tiếng Việt).
(5) Kỹ năng xanh: Kỹ năng tiếp thu kiến thức, giá trị, thái độ, hành vi cần thiết cho cuộc sống, hành động bằng những việc làm giúp phát triển xã hội bền vững và sử dụng tài nguyên có hiệu quả (theo định ngha của Liên Hiệp Quốc).
GS.TS Pham Tất Dong
Nguyên PCT Thường trực, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam