Chủ nhật, 05/05/2024 12:21 (GMT+7)
Thứ sáu, 08/10/2021 16:07 (GMT+7)

Phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm

Theo dõi KTMT trên

Thời gian dài giãn cách, sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định. Hy vọng những tháng cuối năm, ngành chăn nuôi có những bức phá mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế.

Chăn nuôi là lĩnh vực còn nhiều dư địa cần thúc đẩy để góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp trong năm nay. Đặc biệt là vào thời điểm khó khăn, dịch bệnh này này mới bộc lộ được hết những tồn tại, nhược điểm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)  tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022”.

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong bối cảnh nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội thời gian dài, các địa phương cơ bản có khả năng tự cân đối cung cầu. Một số địa phương sản xuất dư, có khả năng cung cấp cho một số tỉnh phía nam thiếu hụt thực phẩm.

Cụ thể, 9 tháng năm 2021, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2% với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt hơn 4,7 triệu tấn; trên 12 tỉ quả trứng; gần 900.000 tấn sữa…

Chăn nuôi đóng một phần quan trọng giúp ngành nông nghiệp tăng 3,32%. Nhờ vậy,  đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, dịch viêm da nổi cục đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn cao. Chăn nuôi lợn và gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm do nhà hàng, quán ăn đóng cửa, du lịch đình trệ nên các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ.

Phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm - Ảnh 1
Lĩnh vực chăn nuôi có dấu hiệu khả quan hơn (Ảnh: Tạp chí Cộng sản)

Tính đến ngày 20/9/2021, cả nước không còn dịch tai xanh. Tuy nhiên, ở Thái Nguyên vẫn còn xuất hiện dịch lở mồm long móng, Lạng Sơn còn dịch cúm gia cầm. Dịch tả lợn châu Phi chưa được kiểm soát, còn xuất hiện ở 35 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 31 địa phương chưa qua 21 ngày.

“Nhưng lĩnh vực chăn nuôi vẫn đối mặt với khó khăn trong những táng tới ở khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm, vật tư phục vụ sản xuất chăn nuôi”, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định.

Cho nên, để tiếp tục duy trì, tiến tới tăng phát triển chăn nuôi, cần có chính sách tín dụng riêng đối với người chăn nuôi, đặc biệt là giảm lãi suất để cho các doanh nghiệp xây kho lạnh, dự trữ sản phẩm chăn nuôi trong thời điểm giá rất thấp như hiện nay. Đồng thời khoanh nợ, giãn nợ đối với những hộ chăn nuôi trang trại để họ duy trì sản xuất, ít nhất để duy trì đàn nái. Cũng cần có giải pháp quản lý khi giá thức ăn liên tục tăng cao hoặc bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, khi đó mới có thể hạ giá thành sản xuất chăn nuôi xuống được”.

Thu Hà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 5/2024
Tháng 5/2024, lãi suất Ngân hàng Agribank vẫn duy trì như tháng trước chưa có sự thay đổi. Mức cao nhất là 4,7% năm được áp dụng cho khách hàng cá nhân tại kỳ hạn gửi 24 tháng.

Tin mới